Đặc biệt trước những diễn biến bất thường của thời tiết, sạt lở đang thực sự là nỗi lo lắng của người dân và chính quyền địa phương. Đã có nhiều cái chết thương tâm từ những sự cố sạt lở bất ngờ ập xuống.
Sạt lở vùi lấp gần hết nhà dân.
Tại đỉnh núi Ta Bang thuộc thôn La Ry - Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, người dân phát hiện vết nứt khoảng 150 - 200 m, rộng từ 40 - 50 cm. Dưới chân núi này là cuộc sống 45 hộ dân với trên 170 nhân khẩu của thôn La Ry - Rào.
Sau khi phát hiện nứt núi tại xã Hướng Sơn, UBND huyện hướng Hóa đã tiến hành di dời toàn bộ các hộ dân sống dưới chân núi. Tuy nhiên, vấn đề di dời này chỉ là giải pháp tạm thời.
Lũ lụt, sạt lở gây nhiều thiệ hại cho hạ tầng và cuộc soogns của người dân miền Trung.
Toàn tỉnh Quảng Trị có 19.000 hộ, với 87.000 nhân khẩu người đồng bào dân tộc thiểu số. 2/3 số người dân đều sống ven sông, suối và đồi núi. Hiện nay, không chỉ riêng ở Quảng Trị mà nhiều nơi ở khu vực miền Trung vẫn chưa thể thống kê hết được mức độ nguy hiểm của các khu vực ven sông, suối và đồi núi mà người dân đang sinh sống.
Ông Nguyễn Thành Hưng - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia, Bộ Xây dựng cho rằng, thất thường của thiên tai không thể lường trước được. Do đó, công tác quy hoạch một lần nữa phải chú trọng công tác khảo sát trên diện rộng và lựa chọn địa điểm xây dựng. Những nội dung liên quan đến bản đồ, dự báo, những khu vực sạt lở cần đưa vào hồ sơ quy hoạch.
Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, thời tiết biến đổi một cách dị thường. Chính vì vậy, rất cần có một quy hoạch tổng thể cho người dân sống ven sông, suối và đồi núi để người dân có thể yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống và tránh được những diễn biến của thiên tai ngày càng phức tạp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!