Đây cũng là câu chuyện chung của nhiều đô thị, đòi hỏi phải sớm có các giải pháp tổng thể để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, giảm áp lực môi trường cho các dòng sông.
Mương thoát nước Thụy Khuê dài khoảng 3 km, thuộc phường Thụy Khuê, là mương thoát nước chính của 2 quận Ba Đình và Tây Hồ. Dù đã có dự án cải tạo từ 10 năm trước nhưng hiện nay vẫn đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Nhiều sông thoát nước chính của TP Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Cầu Bây đổ có nguồn nước chảy vào các sông lớn như sông Nhuệ - Đáy, sông Bắc Hưng Hải đều đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội, vào năm 2030, hệ thống nước thải của thành phố Hà Nội sẽ được thu gom và xử lý với 41 nhà máy, công suất 1.800.000 m3/ngày đêm, xử lý 100% nước thải sinh hoạt của thành phố. Nhưng đến nay, thành phố mới chỉ có 6 nhà máy, trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Nhiều trạm như Kim Liên, gần 20 năm công suất không thay đổi.
Tính tổng công suất của 5 nhà máy, trạm xử lý nước thải sinh hoạt còn lại của TP Hà Nội như Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở hiện cũng chỉ xử lý được gần 30% tổng lượng nước thải của thành phố.
Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, công suất lớn nhất 270.000 m3/ngày đêm, nhưng chậm tiến độ và chưa hoàn thành. Tổng lượng nước thải của toàn thành phố Hà Nội là khoảng 1 triệu m3/ngày đêm. Khi nhà máy này hoàn thành và đưa vào vận hành, dự kiến sẽ giải quyết được 50% tổng lượng nước thải của thành phố.
Tuy nhiên, điều quan trọng hiện nay là 4 gói thầu của dự án phải đảm bảo đúng tiến độ như đã được quy định vào năm 2025.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!