Những nghệ nhân của làng nghề dát quỳ vàng Kiêu Kỵ. (Ảnh: TTXVN)
Nghề quỳ vàng bạc xuất hiện ở Kiêu Kỵ từ cách đây trên 300 năm, dưới thời Hậu Lê. Làm quỳ vàng bạc rất công phu, các thỏi vàng, bạc được dập cho dài và mỏng, đập bằng búa chuyên dụng nhiều lần, liên tục, sao cho mảnh vàng thật mỏng. Nghề làm vàng từng cung cấp vàng quỳ cho hầu hết công trình tín ngưỡng cung đình để dát lên các tượng Phật, ngai vàng.
Trong đợt này, 7 di sản văn hóa phi vật thể khác cũng được ghi danh, như Lễ hội Cầu bông của người Kinh; Múa của người Khơ Mú; Nghề làm giày thêu của người Hoa (Xạ phang) (xã Tả Sìn Thàng, xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa; xã Huổi Lèng, xã Sa Lông, huyện Mường Chà; xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên); Hát sli của người Nùng (xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn).
Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đợt này thuộc 5 loại hình: Nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!