Trong khi đó, đây là công trình thủy lợi quan trọng, phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh của 4 tỉnh, thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.
Tại cống nước thải thôn Đặng Xá, xã Thanh Long, tỉnh Hưng Yên, toàn bộ nước thải sinh hoạt của khoảng 200 hộ dân, nước thải từ sản xuất nông nghiệp của thôn được xả trực tiếp qua điểm cống này, ra sông Bắc Hưng Hải.
Không chỉ nước thải sinh hoạt, 3ha diện tích đất thuộc hành lang giao thông của sông Bắc Hưng Hải do xã Thanh Long quản lý cũng đang được người dân sử dụng trồng trọt chăn nuôi, xả thẳng nước thải vào hệ thống sông này.
Hiện, tỉnh Hưng Yên có khoảng 605 điểm xả thải. 61% trong số đó không được xử lý, xả trực tiếp ra các kênh, mương, gây ô nhiễm trầm trọng.
Tại khu vực cống nơi tiếp nhận nước thải từ toàn bộ khu công nghiệp Như Quỳnh, một phần làng nghề Minh Khai, cũng như một phần nước thải huyện Gia Lâm, Hà Nội, nước sẽ chảy ra sông Như Quỳnh nhập vào sông Bắc Hưng Hải.
Theo Sở TN-MT về chất lượng nước ở đây, một số chỉ tiêu COD (một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải) và Nitơ tại một số thời điểm vượt quá tiêu chuẩn hơn 10 lần.
Hưng Yên là 1 trong 4 tỉnh, thành có nguồn thải gây ô nhiễm hệ thống sông Bắc Hưng Hải. Ngày 25/7, Chính phủ đã yêu cầu tập trung quyết liệt để xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường tại hệ thống sông này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!