Một bệnh nhân bị bạch hầu đang được điều trị tại trung tâm y tế. (Ảnh: Dân trí)
Khi nhân viên y tế đến nhà vận động người dân, nhiều bậc phụ huynh đã không đồng ý cho con đi tiêm chủng. Ngoài ra, việc xác định nguồn lây bệnh cũng đang gặp khó vì các trường hợp mắc bệnh đều không di chuyển khỏi địa phương trong khoảng thời gian 14 ngày.
Ngành Y tế tỉnh đang tiến hành điều trị dự phòng bằng kháng sinh, đồng thời chuẩn bị tiêm vaccine phòng chống dịch bệnh bạch hầu cho nhóm đối tượng từ 7 đến dưới 40 tuổi trên địa bàn.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm thường ảnh hưởng đến họng và mũi, bệnh nhân phần lớn gồm trẻ em dưới 15 tuổi. Bạch hầu có tỷ lệ tử vong ca bệnh cao, khoảng 5-17% đối với nhóm chưa tiêm vaccine, kể cả những người được chăm sóc và điều trị đầy đủ, theo nghiên cứu năm 2019 của tiến sĩ vi sinh vật Naresh Chand Sharma tại bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Maharishi Valmiki cùng các cộng sự.
Bệnh bạch hầu được gọi bằng nhiều cách khác nhau trước khi bác sĩ người Pháp Pierre Bretonneau đặt tên vào năm 1826. Năm 1883, nhà vi sinh vật Edwin Klebs xác định vi khuẩn gây bệnh. Khoảng một năm sau, nhà vi khuẩn học Friedrich Loffler lần đầu tiên nuôi cấy được mầm bệnh và làm sáng tỏ quá trình tạo ra độc tố. Năm 1890, hai nhà khoa học Shibasaburo Kitasato và Emil von Behring phát hiện huyết thanh của động vật đã miễn dịch với bạch hầu có thể điều trị bệnh ở động vật chưa miễn dịch.
Các nhà khoa học tìm ra thể thực khuẩn mang độc tố β-corynebacteriophage và vai trò của chúng vào giai đoạn 1951-1953. Tuy nhiên, phải đến năm 2003, họ mới có thể giải trình tự gene đầy đủ của vi khuẩn Corynebacterium diphtheria lần đầu tiên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!