Xã hội hóa y tế vì mục tiêu chăm sóc sức khỏe

Kim Xuân, Quang Linh (Ban Thời sự)-Chủ nhật, ngày 11/10/2020 21:10 GMT+7

VTV.vn - Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tăng. Không chỉ giảm tải cho tuyến trên, người bệnh còn được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng ngay từ tuyến dưới.

Nghị quyết 90 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đã được Chính phủ thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 3/1997. Đây cũng là căn cứ để 3 lĩnh vực này thực hiện việc xã hội hóa.

Chỉ hơn 1 năm rưỡi hoạt động, hệ thống xạ trị các bệnh ung thư đầu tiên tại khu vực Bắc Trung Bộ đã giúp xạ trị 26.500 lượt. Điều này đồng nghĩa hàng nghìn bệnh nhân ung thư tại khu vực này không phải chuyển tuyến ra Hà Nội hay vào TP.HCM để xạ trị.

Tại đây, trung tâm có thể xạ trị cho 250 bệnh nhân/ngày nhờ hai hệ thống máy xạ trị gia tốc được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa, có thể xạ trị các bệnh ung thư và giảm được nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.

Khi ngân sách đầu tư của nhà nước còn hạn hẹp, xã hội hóa y tế đã giải quyết được vấn đề được tình trạng thiếu trang thiết bị y tế và bệnh nhân nặng được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao từ tuyến dưới và người được hưởng lợi đầu tiên là bệnh nhân, giảm tỷ lệ chuyển tuyến.

Như tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, sau khi được xã hội hóa cánh tay robot dùng để sinh thiết, chẩn đoán các khối u gan, thận, phổi và làm thiết bị dẫn đường đốt sóng cao tần điều trị cho các bệnh nhân có khối u nằm sâu trong cơ thể, tỷ lệ chuyển tuyến từ 10% trước đây nay chỉ còn dưới 1%. Thiết bị này được Bệnh viện đa khoa Phú Thọ đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng.

Xã hội hóa y tế vì mục tiêu chăm sóc sức khỏe - Ảnh 1.

Hơn 20 năm xã hội hóa đã góp phần thúc đẩy y tế phát triển, cứu chữa được nhiều người khỏi các bệnh hiểm nghèo, cùng với đó là các kỹ thuật, thiết bị và thuốc mới được đầu tư từ tuyến TƯ về tuyến dưới.

Nếu như trước đây, mỗi năm chi phí của người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh mất khoảng từ 2 đến 3 tỷ USD, thì nay, số tiền này chỉ còn 1/3 và nhiều bệnh nhân từ nước ngoài sang Việt Nam để chữa bệnh.

Chủ trương xã hội hóa đã góp phần giúp ngành y tế tiến kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực thậm chí trong một số lĩnh vực ngang tầm thế giới như tim mạch, ung thư và ghép tạng, đặc biệt, giúp người dân hưởng những kỹ thuật cao, hiện đại ở trong nước.

Xã hội hóa y tế nhằm thu hút các nguồn lực xã hội để giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước, góp phần tăng nguồn vốn đầu tư kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận, việc thiếu minh bạch trong tài sản công - tư và tự chủ tài chính tại các bệnh viện công… đang làm ảnh hưởng đến ý nghĩa và hiệu quả của chủ trương này. Nhiều bệnh viện đang lúng túng vì không có một hành lang pháp lý để đảm bảo xã hội hóa đúng hướng.

Đã có những cảnh báo về "lỗ hổng" trong xã hội hóa y tế trước đó, vì vậy, các bệnh viện cần có những quy định pháp lý chặt chẽ để khi nhà đầu tư, người sử dụng thiết bị y tế, người vận hành các cơ sở y tế yên tâm thực hiện xã hội hóa.

Đầu tư cho y tế là khoản đầu tư tốn kém, thực hiện xã hội hóa y tế là giảm gánh nặng đầu tư cho nhà nước, để nhà nước dành nguồn lực của mình tập trung cho người nghèo. Vấn đề quan trọng là phải công khai, minh bạch trong mọi hoạt động của bệnh viện. 

Liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe có Luật khám chữa bệnh, Luật Dược, Luật truyền nhiễm... nhưng riêng về trang thiết bị y tế thì chưa được đề cập trong bất kể một bộ luật nào, chỉ có một số nghị định của Chính phủ về xã hội hóa trang thiết bị trong ngành y tế. Xã hội hóa là chủ trương đúng, không chỉ cần có cơ chế về tài chính mà phải có hành lang pháp lý.

Triển khai mô hình xã hội hóa bệnh viện Triển khai mô hình xã hội hóa bệnh viện Trục lợi từ xã hội hóa y tế: Thầy thuốc, lòng tham và những robot vô cảm Trục lợi từ xã hội hóa y tế: Thầy thuốc, lòng tham và những robot vô cảm “Thổi giá” thiết bị y tế - Lỗ hổng trong xã hội hóa y tế “Thổi giá” thiết bị y tế - Lỗ hổng trong xã hội hóa y tế

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước