Cây Mắc-ca: Hướng đi mới cho Tây Nguyên

Bảo Anh-Thứ tư, ngày 25/06/2014 17:53 GMT+7

Với khoảng 20% số cây cà phê già cỗi, nhiều loại sản phẩm đầu ra không ổn định thì thách thức việc làm, thu nhập, thậm chí là đói nghèo đang có nguy cơ trở lại với không ít bà con Tây Nguyên.

Tại sao chọn Mắc-ca cho Tây Nguyên?

Mắc-ca được phong là “hoàng hậu các loại hạt khô” vì hạt có chất dinh dưỡng cao dùng làm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm rất tốt. Là loại cây sẽ thay thế được cây cà phê truyền thống ở Tây Nguyên vì cây cà phê đã được tổng kết với những con số khiến bà con nông dân Tây Nguyên phải giật mình.

Theo thống kê của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, trong số hơn 450.000 ha cà phê của khu vực hiện đã có khoảng 100.000 ha bị già cỗi, năng suất dưới 1,5 tấn/ha, không có khả năng phục hồi hay ghép cải tạo. Dự tính, đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực này cũng sẽ lâm vào tình trạng tương tự, đòi hỏi phải nhổ bỏ để trồng lại.

‘ Mắc-ca có thể trồng xen với cà phê

Mắc-ca được nhập về trồng ở Việt Nam từ đầu những năm 2000, cây Mắc-ca đang dần chứng tỏ lợi thế vượt trội so với cây cà phê. Theo số liệu thống kê, nhu cầu trên thế giới cho Macadamia (còn gọi là cây Mắc-ca) gấp 4 lần tổng sản lượng, nguồn cung hạt Mắc-ca còn được dự báo phải mất hàng chục năm nữa mới đuổi kịp cầu khi cầu ngày càng mở rộng. Giá cả Mắc-ca trên thị trường thế giới vẫn không ngừng tăng và là một trong những hàng nông sản đắt giá nhất trên thị trường thế giới hiện nay.

Đầu ra đã có lời giải

Theo nghiên cứu của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, các giống Mắc-ca trồng ở Tây Nguyên như H2, 508 có tỷ lệ ra hoa, đậu quả cao, đặc biệt giống OC khá phù hợp với điều kiện sinh thái Tây Nguyên, cho năng suất cao, cỡ hạt lớn, ít sâu bệnh, cây có độ tán cân đối, vững chắc.

Ngoài ra, cây Mắc-ca còn có những lợi thế không nhỏ như kỹ thuật trồng đơn giản, cây có tính chịu đựng tốt, vừa không có sâu, bệnh hại, lại có thể chịu hạn, sương muối, giá rét…, chỉ có kẻ thù là chuột. Cây Mắc-ca lại có thể trồng xen với cà phê, đáp ứng được yêu cầu cần có bóng mát của cây cà phê. Khi áp dụng mô hình nông nghiệp không gian: trên tầng cao là cây Mắc-ca, tầng dưới là cây cà phê thì thế giới không có mô hình nông nghiệp nào có thể so sánh được về hiệu quả kinh tế như vậy.

‘Mắc - ca là loại cây ít bị sâu, bệnh hại và có thể chịu hạn, sương muối, giá rét

Tính khiêm tốn thì mô hình này có thể cho thu nhập 1 tỷ đồng/ha, thậm chí còn cao hơn mà không mất chi phí khai hoang tốn kém. Trồng Mắc-ca cũng có nhiều lợi thế cho nông dân ở khâu sau thu hoạch: cách thu hoạch chủ yếu là thu lượm quả chín rụng trên mặt đất bằng máy hoặc bằng tay; sản phẩm thu hoạch nói chung chín đều và do đó sẽ không có vấn đề chất lượng như trường hợp cà phê do phải tuốt cả chùm bao gồm cả quả chín và xanh. Sau khi chín rụng phần lớn vỏ quả đã nứt sẵn, có thể tách lấy hạt ngay tại vườn.

Bên cạnh các yêu cầu về nguồn giống chất lượng cao, tư vấn kỹ thuật trồng – thu hái – chế biến, để cây Mắc-ca mang lại hiệu quả thực sự, cần huy động nguồn vốn ưu đãi và thời gian cho vay dài do thời gian đầu triển khai trồng Mắc-ca cần đầu tư lớn về giống cây trồng, phân bón hóa chất, hệ thống tưới tiêu, sau 4 năm mới cho quả thu hoạch. Bà con nông dân không thể thu xếp được nguồn vốn trong thời gian dài như vậy. Với nguồn vốn cho vay dài, giá ưu đãi mới có thể khuyến khích người nông dân chuyển đổi cây trồng sang hướng mới hiệu quả hơn, thay thế hoặc trồng xen canh cây cà phê.

LienVietPostBank – ngân hàng đi đầu phát triển cây Mắc-ca ở Tây Nguyên

Theo nghiên cứu của LienVietPostBank trong Đề án Thay đổi giống cây trồng – Phát triển cây Mắc-ca tại địa bàn Tây Nguyên, mô hình kinh tế hộ phù hợp với giai đoạn trồng, hái và nhà máy chế biến Mắc-ca tập trung đáp ứng được yêu cầu sấy khô hạt Mắc-ca.

Từ đó, sản phẩm được chuyển tới các công ty chuyên thu mua, xuất khẩu cho người nông dân, đảm bảo việc bao tiêu đầu ra ổn định, giá mua có lãi hợp lý, khuyến khích người nông dân đẩy mạnh công tác phát triển trồng cây Mắc–ca. Các nhà xuất khẩu và hiệp hội ngành hàng đồng thời phải tăng cường tìm kiếm các đối tác xuất khẩu có uy tín thương hiệu trên thế giới từng bước giới thiệu sản phẩm và xuất khẩu vào các thị trường nhiều tiềm năng.

‘ Mắc- ca sẽ mở ra hướng đi mới cho Tây Nguyên


Với kinh nghiệm trong việc triển khai thành công Đề án Phát triển Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn khu vực Tây Nam Bộ từ năm 2010, tiếp nối bởi Đề án 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nông nghiệp nông thôn có bảo hiểm lãi suất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long từ tháng 10/2013, LienVietPostBank dự kiến dành 10.000 tỷ đồng để cho vay hộ nông dân vùng Tây Nguyên thay đổi giống cây trồng.

Trong quá trình thực hiện 2 Đề án nêu trên, LienVietPostBank đã xây dựng mô hình Phú Tam Nông, trong đó Ngân hàng đóng vai trò đầu mối kết nối giữa các nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà báo, nhà Ngân hàng và nhà bảo hiểm) để tập trung giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất, kinh doanh theo hướng lồng ghép cùng mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Đồng thời, LienVietPostBank cũng dự kiến xúc tiến trực tiếp đầu tư 5.000 ha Mắc-ca thông qua Công ty cổ phần Tập đoàn Liên Việt nhằm thí điểm mô hình trông cây Mắc-ca cánh đồng mẫu lớn theo quy trình khép kín: sản xuất – chế biến – tiêu thụ...

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước