Vô vàn thách thức chờ đợi người ngồi "ghế nóng" tại ĐT Việt Nam

Ban Thể thao VTVCập nhật 17:00 ngày 29/01/2016

VTV.vn - Không chỉ phải chịu sức ép của giới truyền thông, tân HLV ĐT Việt Nam còn phải vừa phải đáp ứng kỳ vọng của NHM, vừa làm hài lòng các cầu thủ cũng như VFF.

Hợp đồng của HLV Miura với Liên đoàn bóng đá Việt Nam sẽ kết thúc vào tháng 4 này và gần như không có hy vọng nào cho việc ông sẽ được gia hạn. Nếu có một điều gì đó cần phải nói với HLV người Nhật khi chia tay thì bóng đá Việt Nam nên nói lời cảm ơn. Ông đến Việt Nam vào thời điểm bóng đá hoàn toàn trắng tay từ SEA Games đến AFF Cup, mang lại huy chương đặt ra những dấu mốc mới tại ASIAD tại U23 châu Á. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra hiện nay là ai sẽ thay thế HLV Miura?

Bầu Đức đặt mục tiêu vô địch SEA Games 29 cho người thay thế HLV Miura Bầu Đức đặt mục tiêu vô địch SEA Games 29 cho người thay thế HLV Miura

VTV.vn - Phó chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức trong cuộc họp báo sau Hội nghị BCH VFF đã nêu rõ tiêu chí lựa chọn tân HLV và mục tiêu trước mắt của bóng đá Việt Nam.

Những HLV trong nước giỏi nhất đồng ý chịu đựng sức ép ngồi vào chiếc ghế này trước đây đều đã mang lại nhất thất bại nặng nề. HLV Phan Thanh Hùng khiến ĐT Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng AFF Cup 2012, Một năm sau, khi ông Hoàng Văn Phúc nắm đội tuyển U23 Việt Nam, đội bóng này cũng không thể lọt vào bán kết của SEA Games tổ chức tại Myanmar. Những người được coi là giỏi khác nhìn vào đó và luôn từ chối khéo trách nhiệm này.

Còn lựa chọn một huấn luyện viên nước ngoài luôn là sự may rủi. Trong 20 năm qua, ngoài Alfred Riedl người chuyên về nhì và Calisto người thành công nhất với một chức vô địch cúp AFF năm 1998, thì bất cứ một ai chân ướt chân ráo thử sức với bóng đá Việt Nam đều chuốc lấy thất bại nặng nề.

Vậy một huấn luyện viên cần có phẩm chất gì để ngồi vào chiếc ghế nóng tại đội tuyển Việt Nam?


ĐT Việt Nam đang cần một người thuyền trưởng chịu được nhiều sức ép

ĐT Việt Nam đang cần một người thuyền trưởng chịu được nhiều sức ép

Trước hết, người đó phải chịu được sức ép ghê gớm của truyền thông Việt Nam. Báo chí Việt Nam luôn đòi hỏi sự tiếp cận gần nhất đến đội tuyển bởi đây là chủ đề ăn khách nhất. Huấn luyện viên luôn phải giữ được khoảng cách nhất định giữa đội bóng của mình vào báo giới.

Thứ hai, phải nắm được tâm lý khá phức tạp của cầu thủ Việt Nam và phát huy năng lực của họ ở mức cao nhất. Những năm trước đây, ý thức chuyên nghiệp và tính kỷ luật của cầu thủ việt nam chưa tốt, đây là vấn đề lớn nhiều khi quyết định sự thành bại của nhiều huấn luyện viên nước ngoài tại Việt Nam. Hiện tại, tình hình khá hơn nhưng những đợt sóng ngầm trong đội tuyển vẫn luôn có.

Tân huấn luyện viên cũng cần đáp ứng được sự kỳ vọng lớn của người hâm mộ, vừa chiến thắng nhưng cũng không được quên yếu tố đẹp mắt. Đây là điều chúng ta đều biết không hề đơn giản. Cầu thủ Việt Nam có nền tảng thể lực và kỹ thuật không cao nhiều khi đối mặt với những đối thủ mạnh ở tầm châu lục phòng ngự có khi là phương án duy nhất để bảo đảm không thua.

Cuối cùng, người huấn luyện viên phải làm sao vừa lòng được bộ máy lãnh đạo của Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Mang tiếng là làm việc độc lập, nhưng trong môi trường bóng đá Việt Nam, việc huấn luyện viên xoay sở khéo léo trong những yêu cầu của người trả lương cho mình là rất quan trọng. Ông Calisto thành công một phần nhờ vào khả năng mềm dẻo mà ông có được kinh nghiệm sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.