Nhảy cao là một nội dung rất quen thuộc của bộ môn điền kinh tại các kì Olympic. Các vận động viên có thể nhảy cao hơn tới 1.2 lần so với chiều cao của họ, và để làm được điều đó, thì kĩ thuật chính là yếu tố quan trọng nhất.
Ở thời kì đầu của nội dung này, các vận động viên thường thực hiện động tác nhảy bằng cách giậm nhảy bằng cả 2 chân, nhưng động tác này sớm bị cấm ngay sau đó, bởi các nhà tổ chức không muốn biến những cuộc thi nhảy cao thành những cuộc thi nhào lộn trên không.
Đầu thế kỉ 20, các vận động viên bắt đầu sử dụng kĩ thuật nhảy cắt kéo. Năm 1895, VĐV người Mỹ Michael Sweney đã nhảy cao 1.97m, thành tích tốt nhất của một VĐV nam ở thời điểm đó.
Cột mốc 2m được vượt qua lần đầu tiên vào năm 1912 bởi một VĐV người Mỹ khác, George Horine. Sử dụng chân gần với xà nhất làm trụ, Horine đã xoay ngang người và co chân lên để nhảy qua xà.
Động tác nhảy giạng chân bắt đầu trở nên phổ biến vào thập niên 40 của thế kỉ trước. Các VĐV tiếp tục sử dụng chân gần với xà nhất làm trụ để lộn người qua xà trong tư thế hướng mặt xuống dưới. Với kĩ thuật này, VĐV người Nga Valeriy Brumel đã nhảy cao 2.23m vào năm 1963.
Kĩ thuật phổ biến nhất của nội dung nhảy cao và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay được VĐV người Mỹ Dick Forsbury sáng tạo ra tại Olympic Mexico 1968. Thay vì sử dụng chân gần với xà nhất, Forsbury đã sử dụng chân còn lại làm trụ để nhảy qua xà trong tư thế quay lưng xuống dưới. VĐV người Cuba Javier Sotomayor đã sử dụng kĩ thuật này nhảy cao 2.45m vào năm 1993, và cho đến nay, đó vẫn là kỉ lục ở nội dung nhảy cao giành cho các VĐV nam.