Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)
Đây cũng là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội tại buổi thảo luận về Dự thảo Luật tố tụng hành chính (sửa đổi) diễn ra sáng 27/10.
Theo nhiều đại biểu, Luật tố tụng hành chính là luật đặc thù, quy định việc người dân khiếu kiện các cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương. Do vậy, để người dân không e ngại việc này, cần xác định rõ thẩm quyền xét xử.
Có ý kiến đề nghị Dự thảo nên xem xét phương án giao cho tòa án cấp cao xử lý sơ thẩm các vụ án hành chính liên quan đến UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Đây là một việc rất khó nhưng cần tìm giải pháp, nếu thấy hiệu quả và có lợi cho người dân. Nhưng cũng có ý kiến lo ngại: Nếu quy định như vậy có thể dẫn đến việc xét xử phúc thẩm ở tòa án nhân dân cấp cao bị quá tải. Do vậy, đại biểu kiến nghị cần quy định cụ thể, nhằm nâng cao tính độc lập giữa cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp, đồng thời loại bỏ sự nể nang, né tránh của thẩm phán trong việc giải quyết vụ án hành chính.
Về vấn đề người đại diện tại các vụ án hành chính cho thấy, trên thực tế, nhiều trường hợp người bị kiện chỉ ủy quyền cho cán bộ tham mưu, tham gia tố tụng nên mang tính hình thức, không đủ thẩm quyền quyết định về những vấn đề mới phát sinh tại Tòa án. Do vậy, nhiều đại biểu đồng tình với việc cho phép ủy quyền nhưng người được ủy quyền phải là người có thẩm quyền giải quyết vụ việc, hoặc nêu rõ cấp phó là người có trách nhiệm giải quyết vụ việc, phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.