Áp dụng công nghệ cao, tôm Việt Nam vươn tầm thế giới với vị thế mới

Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP. Cần Thơ-Thứ bảy, ngày 08/04/2017 06:47 GMT+7

VTV.vn - Thế mạnh về vùng nuôi, năng lực chế biến và xuất khẩu của tôm Việt Nam đã được nhận diện nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để trở thành công xưởng nuôi tôm thế giới.

Gần 1 triệu ha đất sản xuất không còn màu của sự sống, gây thiệt hại hơn 6 nghìn tỷ đồng. Đó là hậu quả của cơn hạn mặn kỷ lục vừa qua tại đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đây là cơ hội để thúc đẩy quy trình tái cơ cấu sản xuất cho vùng châu thổ Cửu Long.

Trong chuyến làm việc tại Cà Mau đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và chọn con tôm để mở đầu cho quá trình tái cơ cấu sản xuất nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo kế hoạch phát triển ngành tôm Việt Nam, mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là đạt 10 tỷ vào năm 2025, rút ngắn 5 năm so với dự kiến của Bộ Nông nghiệp.

Sự quyết tâm của Chính phủ được kỳ vọng là bệ đỡ cho con tôm Việt vượt qua các điểm nghẽn tăng trưởng, vươn tầm thế giới với vị thế mới. Thành công bước đầu của một số tập đoàn, doanh nghiệp với mô hình nuôi tôm công nghệ cao đang khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành công xưởng tôm của thế giới. Nhờ công nghệ này, mỗi ha nuôi tôm cho năng suất từ 120 - 240 tấn/năm, tăng gấp 6 - 8 lần so với mô hình nuôi tôm công nghiệp thông thường.

Việc tạo ra quy trình khép kín từ giống, thức ăn đến chế biến, xuất khẩu giúp đảm bảo về vấn đề an toàn thực phẩm. Do đó, khi xuất khẩu, tôm được nuôi theo công nghệ cao không phải lo ngại các rào cản kỹ thuật và các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ…

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước