Đề xuất quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới

Trung tâm Tin tức VTV24-Chủ nhật, ngày 07/10/2018 12:38 GMT+7

VTV.vn - Các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình qua Internet xuyên biên giới vào Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định như doanh nghiệp nội, theo đề xuất mới.

Mục đích của việc này để thị trường truyền hình trong nước phát triển lành mạnh, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước. Đây là yêu cầu của Bộ TT&TT trong quá trình lấy ý kiến, sửa đổi về Nghị định 06 về Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến tháng 7/2018, Việt Nam có hơn 60 triệu tài khoản Facebook, 14 triệu thuê bao truyền hình trả tiền và khoảng hơn 25 triệu hộ gia đình sử dụng truyền hình quảng bá (miễn phí). Có thể thấy, nếu các đơn vị lớn như Facebook bước chân vào thị trường truyền hình, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có phần lép vế.

Thậm chí mới đây, ngay khi có thông tin Facebook đạt thỏa thuận phát sóng giải Ngoại hạng Anh 3 mùa liên tiếp tại Việt Nam, Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam đã gửi kiến nghị của đến Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử đề nghị Facebook chấp hành các định chế về pháp luật của Việt Nam trước khi phát sóng giải Ngoại hạng.

Bản chất cuộc chơi đang thay đổi, khán giả Việt Nam sẽ là những người sẽ được hưởng lợi khi thị trường có thêm sự cạnh tranh. Với các đơn vị truyền hình, theo chuyên gia, thay vì lo ngại không cạnh tranh được, có thể nghĩ đến phương án bắt tay hợp tác với chính mạng xã hội.

Nhưng dù thế nào, về lâu dài, sự tham gia của mạng xã hội cạnh tranh với truyền hình, nhất là trong lĩnh vực bản quyền thể thao, phim truyện hay game show… cũng cần được nghiên cứu quản lý để đảm bảo công bằng và bình đẳng.

Nếu xếp hai dịch vụ truyền hình trả tiền và dịch vụ truyền hình xuyên biên giới chung một nhóm và quản lý chung hình thức thì sẽ có bất cập về chính sách và kinh doanh, không khác gì với câu chuyện của Uber, Grab với taxi truyền thống.

Theo các chuyên gia, trong thơi gian tới, các quy định và chính sách cần đặt tầm nhìn rộng và xa hơn để giải quyết bài toán xung đột lợi ích một cách hài hòa.

Truyền hình trả tiền gặp khó vì cạnh tranh với các website lậu Truyền hình trả tiền gặp khó vì cạnh tranh với các website lậu Cơ hội phát triển Truyền hình trả tiền tại Việt Nam Cơ hội phát triển Truyền hình trả tiền tại Việt Nam Thị trường OTT thế giới phát triển như thế nào? Thị trường OTT thế giới phát triển như thế nào?

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước