40% người Việt Nam hiện nay vẫn còn sử dụng mạng 2G. Con số này cũng chính là nguyên nhân khiến các nhà mạng rất băn khoăn về quyết định đầu tư cho mạng 4G sắp tới. Bởi, nếu dồn tiền và các nguồn lực khác đầu tư cho mạng 4G thì cũng đồng nghĩa với việc phải khai tử mạng 2G.
Thực tế của Viettel cho thấy đây là một thách thức thực sự khi nhà cung cấp này đã đầu tư cho 3G rất đồng bộ nhưng kết quả vẫn không như mong đợi. Nhu cầu của người sử dụng hiện tại chưa khai thác hết khả năng của mạng 3G.
Tại buổi tọa đàm “Việt Nam tiến lên 4G như thế nào?” diễn ra chiều 21/10 ở Hà Nội, đại diện các nhà cung cấp nội dung cũng cho biết, ngoài vấn đề về hạ tầng, còn rất nhiều yếu tố quyết định tương lai của mạng 4G tại Việt Nam mà các nhà cung cấp cần phải tiên liệu được và phải sẵn sàng đối mặt thì mới tính đến việc có nên đầu tư hay không.
Việc thực hiện thí điểm sẽ được triển khai trong thời gian tới, trong khi tương lai của mạng 4G vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng, đầu tư mạng 4G giống như đầu tư một con đường cao tốc, phải đầu tư đồng bộ; nếu không chỉ như “bình mới rượu cũ”.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.