Nhạc sư Vĩnh Bảo – cây đại thụ của Đờn ca tài tử Nam Bộ

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 06/10/2017 20:52 GMT+7

VTV.vn - Tiếng đàn của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo không chỉ thuộc hàng đẳng cấp mà đến tận hôm nay vẫn là độc nhất vô nhị.

Năm 2013, Đờn ca tài tử chính thức được UNESCO công nhận là tài sản văn hóa phi vật thể. Là một loại hình âm nhạc truyền thống thử thách sức trường tồn qua thời gian, cho đến tận hôm nay, Đờn ca tài tử vẫn là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Nam Bộ. Vì thế mà mỗi người dân nơi đây vẫn luôn biết ơn đến những con người bảo tồn vốn quý này.

Với những nghệ sĩ gạo cội, họ hát Đờn ca tài tử mỗi ngày, không chỉ để gìn giữ lọai hình nghệ thuật truyền thống này, mà còn để thể hiện cảm xúc với cuộc sống, với con người xung quanh. Phóng viên Cuộc sống thường ngày đã gặp gỡ với một nhạc sư nổi tiếng của Đờn ca tài tử, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo. Người mà tiếng đàn của ông không chỉ thuộc hàng đẳng cấp mà đến tận hôm nay vẫn là độc nhất vô nhị.

Nhạc sư, Giáo sư Nguyễn Vĩnh Bảo sinh năm 1918 tại tỉnh Đồng Tháp. Tiếp xúc với Đờn ca tài tử từ khi còn nhỏ, ông đã gắn bó với thể loại ấy gần một thập kỷ qua. Ông không chỉ là một nhạc công mà còn là một người nghiên cứu về âm nhạc, giáo sư dạy âm nhạc và nghệ nhân làm nhạc cụ. Ông được nhiều hãng ghi âm nổi tiếng của nước người mời ghi đĩa nhạc Đờn ca tài tử như hãng ghi âm của Pháp Ocora với đĩa nhạc Vietnam - Tradition Du Sud (Việt Nam - Truyền thống miền Nam) được phát hành năm 1992 với sự tham gia của cố giáo sư Trần Văn Khê. Ông cũng nhận được nhiều bằng khen và giải thưởng cho những cống hiến của mình trong bảo tồn và phát huy Đờn ca tài tử như Giải thưởng Đào Tấn năm 2005, danh hiệu Hiệp sỹ văn học nghệ thuật do chính phủ Pháp trao tặng năm 2008 và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014. Ông cũng được biết đến là người cải tiến cây đàn tranh 16 dây tại Việt Nam.

Dù đã ở tuổi 99, nhạc sư Vĩnh Bảo có thể sử dụng máy tính thành thạo. Đây là cách ông truyền đạt những bài giảng về Đờn ca tài tử cho học sinh của mình ở nước ngoài. Từ cách đặt ngón tay ở dây nào đến việc lúc nào dừng để tạo nhịp phách, mỗi bài giảng đều được truyền đạt một cách cặn kẽ. Chiếc máy tính cũng là công cụ được ông sử dụng để chép lại những giai điệu Đờn ca tài tử bằng ký âm phương Tây.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước