Tỏi sau quá trình lên men khoảng 60 ngày sẽ chuyển thành màu đen nên thường được gọi là tỏi đen. Tỏi đen được nhiều người sử dụng vì những tác dụng mà loại thực phẩm này mang lại cho sức khỏe con người như: giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim…
Người tiêu dùng có thể lựa chọn chiếc bánh ngọt với một loại nhân đặc biệt, đó là những miếng tỏi đen, bên cạnh đó còn có nhiều món ăn khác được chế biến từ tỏi đen. Tại cửa hàng này, có gần 20 món ăn thành phần có chứa tỏi đen. Nếu tỏi đen đang được bán thương phẩm khá nhiều trên thị trường, những địa chỉ phục vụ món ăn chế biến từ tỏi đen như thế này hiện chưa phổ biến tại Việt Nam.
Theo lý thuyết, tỏi đen có thể được sử dụng trong hầu hết món ăn. Tuy nhiên, tỏi đen có vị hơi ngọt nên đây sẽ là lưu ý cho những ai muốn kết hợp sản phẩm này với món ăn. Hương vị của tỏi đã thay đổi sau khi lên men nên tỏi đen không nên thay thế tỏi tươi trong chế biến món ăn.
Việc kết hợp tỏi đen trong chế biến thực phẩm nhằm đa dạng hóa các món ăn dành cho những người có nhu cầu sử dụng tỏi đen. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể làm nước ép ngâm rượu, ngâm tỏi đen với mật ong để sử dụng hàng ngày. Một điều cần lưu ý là dùng đủ liều lượng mới hiệu quả, tránh lãng phí.
“Thần dược” tỏi đen quý như thế nào? VTV.vn - Tỏi đen được biết đến rất lâu ở Hàn Quốc và Nhật Bản, riêng tại Việt Nam, vài năm gần đây, tỏi đen mới bắt đầu được sử dụng làm thực phẩm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!