Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội”

Theo Dân trí-Thứ ba, ngày 30/04/2019 15:22 GMT+7

VTV.vn - Thời gian gần đây, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam trở thành điểm check-in gây “sốt” và được ví là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội”.

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 1.

Cách Hà Nội hơn 40km về phía Tây, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là một phần thuộc khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Thời gian gần đây, khu du lịch này trở thành điểm check-in gây “sốt” và được ví là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội”. Ảnh: @huongyolo

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 2.

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được chia làm nhiều khu khác nhau như: khu các làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên, khu dịch vụ tổng hợp, khu cây xanh… trong đó tái hiện cuộc sống văn hóa, sinh hoạt độc đáo, đặc sắc của các dân tộc trên khắp đất nước. Ảnh: @Kim Huyền

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 3.

Khu các làng dân tộc nằm trên diện tích gần 200ha, được xây dựng thành quần thể, chia làm 4 cụm làng tương ứng với từng vùng miền, tái hiện cấu trúc của làng, bản độc đáo của các dân tộc Việt Nam. Ảnh: @ ngothihuyen345

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 4.

Tại khu các làng dân tộc, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc nhà ở đặc trưng của các dân tộc mà còn được hòa mình, khám phá các lễ hội truyền thống đặc sắc như: chợ phiên Tây Bắc, lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor (Quảng Nam), lễ hội trỉa lúa của dân tộc B’râu (Kon Tum), lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang)… Ảnh: @huynhdesign

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 5.

Điểm check-in yêu thích và nổi tiếng nhất ở đây là khu vực quần thể Tháp Chăm.

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 6.

Được khởi công xây dựng từ năm 2008 và hoàn thành năm 2012. Công trình được xây dựng tỷ lệ tương đương với cụm tháp Po Klong Garai ở tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: @tang_thuy_linhh

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 7.

Tháp Chăm, theo Ấn Độ giáo gọi là Sikhara nghĩa là đỉnh núi nhọn, biểu thị của núi Mêru, thờ thần Siva, một trong tam vị nhất thể của đạo Bà La Môn.

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 8.

Ở cả 3 tháp, các hoa văn trang trí được kết hợp giữa các chi tiết đá sa thạch và được đục tay gắn vào. Các chi tiết đều khá cầu kỳ, tinh xảo.

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 9.

Quần thể tháp Chăm là công trình quan trọng nhất trong tổng thể của Khu các làng dân tộc. Đây chính là biểu tượng của nền văn hoá, tôn giáo của dân tộc Chăm. Ảnh: @_.trongsky._

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 10.

Hình ảnh chụp ở Tháp Chăm đẹp không kém khung cảnh các ngôi chùa tháp ở Thái Lan. Ảnh: @ van.ponn

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 11.

Ảnh: @dunnvo_

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 12.

Ngoài khu vực tháp Chăm, khu làng Khmer cũng là điểm nhấn độc đáo của khu du lịch này. Ảnh: @tang_thuy_linh

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 13.

Làng dân tộc Khmer được thiết kế nhằm tái hiện các giá trị văn hóa, đời sống tinh thần, tập quán lao động của dân tộc Khmer, lấy điển hình mẫu là Làng dân tộc Khmer sinh sống tại tỉnh Sóc Trăng.

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 14.

Theo đó, thiết kế làng dân tộc Khmer dựa theo các tài liệu khảo sát, điền dã của khu vực sinh sống và dựa vào kiến trúc nhà ở, kiến trúc tâm linh hiện có của đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng. Ảnh: @sinsin2414

Check-in ở ngôi làng được mệnh danh là “Thái Lan thu nhỏ giữa lòng Hà Nội” - Ảnh 15.

Hiện nay, giá vé vào cửa của Làng văn hóa các Dân tộc là 30.000 đồng/lượt. Để đến được đây, từ Hà Nội các bạn di chuyển theo hướng đại lộ Thăng Long khoảng 36km là thấy biển chỉ dẫn của khu du lịch nằm bên trái. Ngoài việc tự túc phương tiện, bạn cũng có thể đi xe bus, tuyến bến xe Yên Nghĩa - Hương Sơn, bến xe Mỹ Đình - Xuân Mai, bến xe Mỹ Đình - Sơn Tây với giá vé từ 20.000 đến 25.000 đồng/lượt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước