Cửu Đỉnh - bức tranh toàn cảnh về đất nước

Thông điệp từ cổ vật-Chủ nhật, ngày 19/01/2014 05:01 GMT+7

Đặt trước sân Thế Miếu là 9 chiếc đỉnh đồng lớn được Bộ công đúc tại kinh đô Huế dưới thời vua Minh Mạng. Đây được xem là tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tinh xảo thể hiện ước mơ về sự trường tồn mãi mãi.

Chín đỉnh đồng lớn thường được gọi là Cửu Đỉnh với ý tưởng thiết kế của vua Minh Mạng được khởi đúc vào cuối năm 1835 và hoàn thiện trong năm 1837. Vua Minh Mạng là một vị vua tinh thông văn võ, là kiến trúc sư về ý tưởng cho xây dựng Kinh đô Huế và cũng là người trực tiếp chọn lựa các hình ảnh trang trí trên 9 đỉnh đồng.

‘ Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng cho khởi đúc vào cuối năm 1835.

Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán lấy từ miếu hiệu của một vị vua nhà Nguyễn như Cao Đỉnh (vua Gia Long), Nhân Đỉnh (vua Minh Mạng), Thuần Đỉnh (vua Đồng Khánh)… Trên mỗi đỉnh đều chạm khắc 17 bức họa tiết và một bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí… Chín đỉnh đồng tương ứng 153 cảnh vật tập hợp thành bức tranh toàn cảnh về đất nước thống nhất thời nhà Nguyễn.

‘ Trên mỗi đỉnh đều chạm khắc 17 bức họa tiết với nhiều chủ đề khác nhau.

Giá trị của Cửu Đỉnh trước hết ở tầm vóc to lớn và trình độ đúc đồng tinh xảo của nghệ nhân đúc đồng Huế. Từ cách tạo dáng đến các hình chạm nổi trang trí không chỉ thể hiện truyền thống văn hóa và lịch sử của dân tộc mà còn chứa đựng biết bao nội dung tư tưởng của một thời đại, tâm tư và ý niệm của con người về đất nước, thiên nhiên, vũ trụ.

Trải qua hơn 175 năm với bao thăng trầm biến cố của thời cuộc, Cửu Đỉnh vẫn không dời chuyển và còn nguyên vẹn đến ngày hôm nay.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước