Nghề du mục biển tại Myanmar mai một vì đánh cá bằng thuốc nổ

Nguyễn Mai (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ tư, ngày 05/07/2017 05:00 GMT+7

VTV.vn - Theo giới chức Myanmar, số người vẫn bám biển, duy trì nghề du mục biển giờ chỉ còn khoảng 2000 người, tức là chỉ còn 25% so với vài năm trở lại đây.

Cộng đồng du mục biển Moken sống trên quần đảo Surin giữa Myanmar và Thái Lan. Họ sống trên những chiếc thuyền Kabang truyền thống và chỉ dời lên các túp lều tạm trên biển để qua những tháng có gió mùa và biển động. Đại dương dường như là nguồn thu nhập duy nhất đối với họ. Thế nhưng, vùng biển này đang bị phá hủy bởi ngành công nghiệp đánh bắt cá thương mại, khiến cho nghề sinh tồn duy nhất của những người dân nơi đây cũng đang có nguy cơ mai một.

Đó là hệ quả khi nhiều tàu đánh cá lớn khai thác cạn kiệt nguồn thủy sản ở đây bằng thuốc nổ khiến cho các rạn san hô bị tàn phá nghiêm trọng còn các loài hải sản không kịp tái sinh.

Ông Kar Shar, ngư dân, cho biết: "Cách đây vài chục năm, chỉ cần người chồng làm việc là có thể nuôi được cả gia đình. Thế nhưng bây giờ, mọi người trong nhà đều phải làm thêm các việc khác chứ dựa vào đánh bắt cá thì không sống nổi".

Không chỉ đe dọa trực tiếp đến đại dương mà các du mục biển, thường được biết đến với tên gọi Moken, cũng là nạn nhân trực tiếp của việc đánh bắt cá thương mại. Không ít du mục biển mắc vào thuốc nổ trong khi đang lặn, nhiều người đã thiệt mạng.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước