Phu huynh kêu trời vì chương trình tiếng Việt quá nặng, Bộ GD&ĐT nói gì?

Khánh Nguyễn-Thứ năm, ngày 01/10/2020 06:20 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết chưa nhận được phản ánh chính thức về việc chương trình lớp 1 mới “nặng” hơn sau gần 1 tháng đưa vào giảng dạy.

Những ngày qua, trên các diễn đàn mạng, nhiều phụ huynh than phiền sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 ở các bộ SGK mới có bài thiết kế dài, rườm rà, quá sức đối với học sinh lớp 1. 

Nhiều phụ huynh cho hay, mới bài 12, bé vừa làm quen với âm "g" và âm "h" đã qua phần Tập đọc phải ghép thành câu như: "Hà ho, bà ạ"; "Để bà bế bé Lê đã."; "A, ba! Ba bế bé Hà! Ba bế cả Hà, cả bé Lê". Chình vì thế, ngoài giờ học trên lớp, bố mẹ thường phải "đánh vật" để kèm các em mỗi tối. 

"Trẻ lớp 1 chỉ hơn "mẫu giáo lớn" một chút, có nghĩa vừa phải dạy, vừa phải dỗ, kèm từ cách cầm bút đến khả năng ngồi tập trung 20-30 phút. Vậy mà chương trình lại dạy quá nhanh. Không nói học sinh mà phụ huynh cũng thấy rối với các âm/vần quá nhiều" - chị Thu Hạnh, phụ huynh có con học lớp 1 ở Cầu Giấy, cho biết trên báo Tuổi trẻ.

Bên cạnh giáo viên, một số thầy cô giáo cũng cho rằng, chương trình được phân bổ cho mỗi tiết học tiếng Việt rất nặng. Mặc dù học sinh có buổi 2 để dành thời gian luyện tập, nhưng "sẽ khó khăn nếu phụ huynh không cùng hỗ trợ dạy thêm con ở nhà". Nhất là các cháu "chậm", vì lớp quá đông, giáo viên không có thời gian để kèm từng học sinh.

Tại họp báo thường kỳ quý III/2020 của Bộ GD&ĐT chiều 30/9, TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong đó có chương trình các môn học lớp 1 đã qua nhiều công đoạn với quy trình chặt chẽ trước khi ban hành; trong đó có thực nghiệm, lấy ý kiến góp ý rộng rãi, được Hội đồng quốc gia công bố.

Chương trình quy định rõ ràng về chuẩn đầu ra và khung thời lượng trong năm học. Giáo viên có nhiệm vụ phân tích chương trình, sách giáo khoa và thiết kế kế hoạch dạy học môn học của mình để đạt mục tiêu chương trình đề ra. Kế hoạch được xây dựng phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện triển khai, đối tượng học sinh... Theo đó, mỗi trường, mỗi địa phương khác nhau đều có những đặc trưng riêng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.

Bộ GD&ĐT đã đi kiểm tra, dự giờ các đơn vị và có tiếp xúc với giáo viên, phụ huynh, học sinh, đều nhận được ý kiến phản hồi, khẳng định, dựa trên tính linh hoạt và tự chủ chuyên môn của giáo viên, nhà trường có hành lang pháp lý đầy đủ để giáo viên triển khai việc này.

Phu huynh kêu trời vì chương trình tiếng Việt quá nặng, Bộ GD&ĐT nói gì?  - Ảnh 1.

TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học trả lời báo chí.

Ví dụ, với lớp 1, chương trình có điều chỉnh dựa trên quan điểm là cố gắng giúp học sinh đọc thông viết thạo sau khi học xong lớp 1 để từ đó có thể học tốt các môn khác. Do đó, dù kiến thức cao hơn chương trình hiện hành, nhưng môn Tiếng Việt lớp 1 đã tăng thời lượng lên 420 tiết (chương trình hiện hành là 350 tiết). Theo đó, tần suất học Tiếng Việt trong tuần của học sinh lớp 1 chắc chắn sẽ nhiều hơn chương trình hiện hành.

Trong khi đó, môn Toán giảm đi 70 tiết. Sau khi học sinh hoàn thành lớp 1 có thể đọc thông viết thạo sẽ là cơ sở để tiếp tục học các môn khác ở các lớp tiếp theo.

"Về mặt kiến thức thì không "nặng" hơn, nhưng chương trình đã được điều chỉnh về thời lượng, tần suất học tiếng Việt trong 1 tuần sẽ nhiều hơn", ông Tài nói.

Cũng theo ông Tài, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã quy định cụ thể về phát triển chương trình. Theo đó, phát triển chương trình giáo dục phổ thông là hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, Bộ GD&ĐT tổ chức khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến các cơ quan quản lý giáo dục, các trường, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những người quan tâm để đánh giá chương tình, xem xét, điều chỉnh, xây dựng chương trình các môn học (nếu cần thiết) và hướng dẫn thực hiện các điều chỉnh (nếu có).

Chương trình mới lớp 1 giảm tải theo hướng nào? Chương trình mới lớp 1 giảm tải theo hướng nào?

VTV.vn - Nhiều phụ huynh cảm thấy thắc mắc khi thấy con em mang quá nhiều sách đi học. Liệu việc học của các em có được giảm tải và giảm tải theo hướng nào?


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước