Anh sẽ đánh thuế các tập đoàn công nghệ như thế nào?

Phương Huyền, Anh Dũng (PV Đài THVN thường trú tại Anh)-Thứ bảy, ngày 13/07/2019 08:36 GMT+7

VTV.vn - Đối tượng chính chịu tác động từ dự thảo thuế kỹ thuật số này là các DN kinh doanh công nghệ có mức doanh thu toàn cầu hơn 500 triệu Bảng và hơn 25 triệu Bảng tại Anh.

Theo CNN, một số quốc gia châu Âu khác, bao gồm Vương quốc Anh cũng đang xem xét áp dụng loại thuế kỹ thuật số này. Ngay sau Pháp, Anh cũng ráo riết ra dự luật đánh thuế dịch vụ số. Đối tượng chủ yếu là các tập đoàn công nghệ lớn đến từ thung lũng Silicon. Các công ty này đều có trụ sở tại các thiên đường thuế tại châu Âu.

Nhiều năm nay, sự có mặt của Facebook, Google hay Amazon tại Anh vẫn bị coi là gây ảnh hưởng đến cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp do đóng quá ít tiền thuế so với các doanh nghiệp nội nếu nhìn vào lợi nhuận thu được.

Thay đổi về thuế để bảo vệ thị trường cạnh tranh công bằng được đánh giá là cần thiết, tuy nhiên, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng dự luật này có thể sẽ góp phần cô lập và làm hạn chế đầu tư vào Vương quốc Anh, đồng thời, người tiêu dùng lại phải gánh những biến động giá kéo theo.

Các ý kiến khác cũng thể hiện sự lo ngại về việc Mỹ sẽ có các động thái trả đũa nếu dự luật này được chính thức thông qua, nhất là trong thời điểm Anh và Mỹ đang có những va chạm nhất định về chính trị. Nhưng theo nhận định chung, nhiều khả năng dự luật này sẽ vẫn được chấp thuận và đi vào hiệu lực trong tháng 4/2020.

Về cơ bản, nhiều nước châu Âu cũng đang có những kế hoạch để đánh thuế lên các tập đoàn công nghệ lớn đa quốc gia. Italy, Tây Ban Nha hay Áo đều đang xem xét những động thái về thuế tương tự. Khối EU cũng từng thảo luận về vấn đề này, tuy nhiên chưa thể đi đến được một quyết định chung do vấp phải những mâu thuẫn trong nội bộ.

Những lỗ hổng nhất định về thuế vẫn tồn tại ở châu Âu, ví như phản ứng từ Ireland hay Luxembourg. Các quốc gia này, vốn là những thiên đường thuế cho các tập đoàn công nghệ lớn, tỏ ra lo ngại rằng áp dụng mức thuế chung trong khối sẽ tác động xấu tới khả năng thu hút đầu tư và thế mạnh cạnh tranh kinh tế của mình.

Thụy Điển và Phần Lan cũng không tỏ ra đồng tình với mức thuế chung EU đặt ra. Trong khi đó, Đức lo ngại rằng việc các động thái áp thuế nhắm vào những tập đoàn công nghệ lớn từ Mỹ sẽ kéo theo việc EU hứng chịu các động thái trả đũa tương tự. Vì những lý do này, hiện tại khó có thể kết luận liệu sẽ có một tiền đề từ Anh và Pháp để các quốc gia khác làm theo hay không.

EU và Mỹ bất đồng trong việc đánh thuế công nghệ EU và Mỹ bất đồng trong việc đánh thuế công nghệ Pháp thông qua luật thuế với các 'ông lớn' công nghệ Pháp thông qua luật thuế với các "ông lớn" công nghệ G20 sẽ thắt chặt quy định thuế đối với các tập đoàn công nghệ lớn G20 sẽ thắt chặt quy định thuế đối với các tập đoàn công nghệ lớn

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước