Tính đến hết tháng 8/2017, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC đã mua 266.335 tỷ đồng nợ xấu. Thế nhưng, số khoản nợ và tài sản bán được mới chỉ đạt hơn 7%. Quá trình xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn.
Tại một cuộc hội thảo diễn ra ở Hà Nội, các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới và nhiều quốc gia láng giềng đã chia sẻ kinh nghiệm về ghi nhận, quản lý và xử lý nợ xấu.
Tại Ấn Độ, một Bộ luật về mất khả năng thanh toán và phá sản đã được ra đời xây dựng một lộ trình cụ thể nhằm giảm thời gian xử lý tài sản đảm bảo. Luật mới ban hành cuối năm 2016 nhưng 25% các khoản nợ xấu tại Ấn Độ đã bắt đầu được xử lý theo luật mới.
Các chuyên gia cũng thống nhất, cần xây dựng một cơ sở dữ liệu chung giữa các ngân hàng. Đánh giá tài sản đảm bảo, lưu lịch sử vay nợ của khách hàng, tránh các khoản nợ xấu tiềm ẩn.
Với Latvia, để giảm rủi ro từ các khoản nợ tiềm ẩn, một trong những kinh nghiệm thành công nhất là yêu cầu các ngân hàng trích lập dự phòng theo quý.
Còn tại Việt Nam, những hướng dẫn về hạn chế khoản nợ xấu tiềm ẩn phát sinh đang được trình trong dự thảo luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!