Ảnh minh họa.
Ảnh hưởng nặng nề nhất là lĩnh vực hàng không, du lịch, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Nhiều biện pháp giảm thiểu thiệt hại đối với tăng trưởng kinh tế đang được các quốc gia, các định chế tài chính thực hiện.
Ngày 13/3, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành cắt giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với các ngân hàng có đủ điều kiện từ ngày 16/3 tới. Quyết định này sẽ giúp các ngân hàng Trung Quốc giải phóng 550 tỷ NDT (khoảng 78,57 tỷ USD) cho các khoản tiền dài hạn, để hỗ trợ nền kinh tế trong nước đang đứng trước nguy cơ giảm tốc do dịch COVID-19 suốt hơn 2 tháng qua.
Đức sẽ chi một khoản tiền không giới hạn, ít nhất là 550 tỷ Euro, nhằm trợ giúp đến cùng các doanh nghiệp nước này vượt qua cơn khủng hoảng vì đại dịch COVID-19. Số tiền này sẽ được Chính phủ Đức cung cấp cho các doanh nghiệp nước này thông qua Ngân hàng đầu tư Nhà nước và là gói tài chính lớn nhất mà Chính phủ Đức tung ra kể từ sau Thế chiến II nhằm cứu nền kinh tế nước này.
Nhằm đối phó các rủi ro từ dịch COVID-19, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire tuyên bố chính phủ "sẽ làm mọi điều cần thiết" để hỗ trợ các doanh nghiệp, với số tiền ước tính lên tới hàng chục tỷ Euro.
Một cơ chế trợ giúp thất nghiệp đặc biệt được sẽ được Pháp triển khai. Theo đó, Chính phủ chịu trách nhiệm thanh toán khoản bồi thường cho người lao động buộc phải nghỉ việc ngắn hạn. Ngoài ra, thông qua Ngân hàng Đầu tư công, chính phủ sẽ bảo lãnh các khoản vay ngân hàng cho các công ty vừa và nhỏ, lên mức 90%.
Canada cũng đang chuẩn bị một gói kích thích kinh tế, dự kiến được công bố vào tuần tới, để hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp nhỏ ứng phó với sức ép mà dịch COVID-19 gây ra. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Canada đã quyết định hạ lãi suất chủ chốt thêm 50 điểm cơ bản xuống 0,75%. Bộ Tài chính nước này cũng công bố gói tín dụng 10 tỷ CAD dành cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam cũng đã có gói hỗ trợ tín dụng và gói giảm, giãn, hoãn thuế cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, cũng như kích hoạt sự thay đổi để cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn. Cả Chính phủ và các doanh nghiệp cùng nỗ lực để đạt được mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh tốt vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!