Chuyện hợp tan của doanh nghiệp

Hoa Trà (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ hai, ngày 01/04/2019 10:44 GMT+7

VTV.vn - Báo chí trong nước đã lấy ví dụ từ vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng đại gia Cà phê Trung Nguyên, Vinamit hay sự hợp tác giữa DN nội và DN ngoại để minh họa cho chủ đề này.

Vụ ly hôn nghìn tỷ giữa cặp vợ chồng sáng lập Cà phê Trung Nguyên tưởng chừng đã khép lại sau phán quyết của tòa án nhưng một tranh cãi mới lại nảy sinh về chính phán quyết của tòa. Đó là buộc bà Thảo nhận 40% giá trị tài sản là cổ phần của công ty bằng tiền mặt.

Báo điện tử Vietnamnet đặt câu hỏi: "Tòa án có được phép tước quyền sở hữu cổ phần của bà Thảo hay không?". Bài viết dẫn lời của một chuyên gia luật và khẳng định không một ai, kể cả tòa án, được phép tước bỏ quyền sở hữu cổ phần của cổ đông bởi nó sẽ dẫn đến tước bỏ luôn tư cách cổ đông mà vấn đề này phải do chính cổ đông quyết định.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn online cũng băn khoăn: "Luật Doanh nghiệp ở đâu trong vụ phân chia tài sản tại Trung Nguyên?". Bài báo cho rằng việc tòa buộc bà Thảo bán cổ phần công ty cho ông Vũ với giá do tòa trưng cầu thẩm định giá là bỏ qua quyền, lợi ích của các cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng trên bài viết này, có ý kiến một luật sư khác cho rằng tòa đang xử theo Luật Hôn nhân gia đình, chứ không phải Luật Doanh nghiệp. Tương tự như việc 2 vợ chồng có cùng 1 ngôi nhà, khi ly hôn, một bên sẽ nhận nhà, còn một bên nhận tiền tương đương.

Thời báo Kinh doanh sáng 1/4 cũng nhắc tới một câu chuyện hợp - tan khác. Từng gắn bó với xuất khẩu biên mậu sang Trung Quốc hàng chục năm trời, nhưng đến nay, một số doanh nghiệp đã bắt đầu muốn chia tay khi thấy con đường này rủi ro, không có lợi ích lâu dài so với xuất khẩu chính ngạch.

Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit cho biết, từ nhiều năm nay, hàng hóa Việt thường được đưa đến chợ vùng biên ở Quảng Ninh, Lào Cai và Lạng Sơn rồi sau đó đi vào thị trường Trung Quốc. Tại đây, hàng cũng phải đổi chuyến nhiều lần mới tới tay người tiêu dùng. Có lúc thùng hàng phải bốc lên, bốc xuống tới 20 lần khiến hàng hóa dễ bị hỏng.

Chưa kể, bán hàng tiểu ngạch qua biên giới rất dễ gặp rủi ro bị mất tiền vì "khách hàng bùng", không trả, hoặc bị ép giá. Chính vì vậy, một số DN như Vinamit đã chấp nhận thay đổi, đăng ký thương hiệu để có thể xuất khẩu chính ngạch.

Một "mối lương duyên" khác không mấy suôn sẻ cũng được nhắc tới trên Báo Đầu tư. Đó là câu chuyện giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp ngoại. Bài báo cho rằng do thiếu vắng cơ chế hiệu quả để đảm bảo thực thi hợp đồng khiến "mối lương duyên" giữa doanh nghiệp nội và ngoại chưa thông suốt.

Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phản ánh rõ, có 66% DN chủ yếu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các cá nhân người Việt. Trái lại, chỉ 15% DN tư nhân Việt Nam bán hàng hóa, dịch vụ cho DN nước ngoài tại Việt Nam; 8,4% DN xuất khẩu sản phẩm trực tiếp và vỏn vẹn 7,4% xuất khẩu gián tiếp.

Bài báo chỉ ra nguyên nhân quan trọng là lo ngại các DN trong nước không tự bảo vệ được mình trước rủi ro tranh chấp tiềm tàng. Đơn cử, để giải quyết một tranh chấp tại tòa, DN phải mất khoảng 400 ngày và tốn kém gần 29% giá trị hợp đồng, do vậy, cần có một chiến dịch nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về pháp lý trong Luật Trọng tài thương mại để có thể xóa nhanh rào cản vô hình giữa DN nội địa và DN nước ngoài trong sân chơi hội nhập.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được quyền điều hành Trung Nguyên Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được quyền điều hành Trung Nguyên Doanh nghiệp nội dần tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Doanh nghiệp nội dần tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Thiếu vốn, nhiều hợp tác xã không thể mở rộng sản xuất kinh doanh Thiếu vốn, nhiều hợp tác xã không thể mở rộng sản xuất kinh doanh

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước