Hình minh họa.
Trước đó, WB ước tính, đại dịch COVID có thể khiến 70 - 100 triệu người người rơi vào tình cảnh nghèo đói cùng cực vào năm nay khi nền kinh tế toàn cầu đối mặt với cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong 80 năm qua.
Trước đại dịch, mức nghèo đói cùng cực, được xác định là sống với mức 1,90 USD (khoảng 45.000 đồng), đang có xu hướng giảm. Nhưng sau đại dịch, con số này đã tăng nhanh hơn bao giờ hết.
Theo ông Malpass, tình hình hiện nay cho thấy các nước chủ nợ cần nhanh chóng giảm số nợ đang đứng trước rủi ro của các nước nghèo, sau khi cam kết cho phép hoãn thanh toán. Ngay cả như vậy, sẽ có thêm các quốc gia sẽ buộc phải tái cơ cấu nợ.
COVID-19 có thể khiến 100 triệu người rơi trở lại vào tình trạng cực kỳ nghèo đói. (Ảnh: Reuters)
Các nền kinh tế phát triển trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã cam kết cho phép các nước nghèo nhất hoãn thanh toán nợ cho đến cuối năm và đang có những ủng hộ lớn hơn đối với việc gia hạn bản ghi nhớ về điều này cho đến năm tới khi dịch COVID-19 đã khiến gần 800.000 người tử vong và hơn 25 triệu người nhiễm trên toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Malpass cho rằng điều đó là không đủ, do suy thoái kinh tế sẽ khiến những nước đang gặp khó khăn trong việc hỗ trợ người dân sẽ không có đủ khả năng thanh toán nợ. Mức giảm nợ sẽ phụ thuộc vào tình hình của mỗi nước, nhưng chính sách này sẽ có nhiều ý nghĩa.
WB cũng đồng thời cảnh báo Nam Á có thể chứng kiến sự gia tăng mạnh về số lượng người nghèo do COVID-19, đặc biệt là ở Ấn Độ. Hiện trong số 176 triệu người được cho là sẽ đẩy xuống dưới mức nghèo khổ với mức chi tiêu 3,2 USD (khoảng 75.000 VNĐ) mỗi ngày, 2/3 là ở Nam Á.
WB đã cam kết tài trợ 160 tỷ USD cho 100 quốc gia cho đến tháng 6/2021, nhằm giải quyết tình huống khẩn cấp hiện nay và khoảng 21 tỷ USD đã được giải ngân cho đến cuối tháng 6/2020.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!