Đầu tư vào Đông Nam Á: Xu hướng “hot”?

Thụy Vân-Chủ nhật, ngày 29/09/2013 11:00 GMT+7

 Nguồn nhân công lao động giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn là đặc điểm nổi bật khi nhắc tới thị trường các nước Đông Nam Á. Đó cũng là những tiêu chí hàng đầu để các nhà đầu tư Nhật Bản quyết định rót vốn vào đây.

Thậm chí các chuyên gia còn mạnh dạn dự đoán, đầu tư vào Đông Nam Á sẽ là xu hướng chính trong chiến lược đầu tư của Nhật Bản trong 10 năm tới.

Bây giờ, ở bất cứ đâu, tại các nước Đông Nam Á, đều có thể nhận thấy phong cách làm việc của người Nhật. Đơn giản chỉ vì công ty của họ có mặt ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Đương nhiên, với nguồn lao động giá rẻ, cùng với thị trường 600 triệu dân, không nơi nào xứng đáng để giới đầu tư chịu khó móc hầu bao đổ tiền vào đầu tư như Nhật Bản. Ô tô, điện tử, công nghiệp hỗ trợ là những lĩnh vực chính nằm trong danh sách đầu tư của Nhật.

Hãng ô tô Nissan cũng vừa chính thức thông báo sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy tại Myanmar với quyết tâm vươn lên trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại Nhật.

Ông Micheal Every, Giám đốc nghiên cứu thị trường châu Á - Thái Bình Dương khẳng định: “Rõ ràng đầu tư vào Đông Nam Á là hoàn toàn có lợi. Và đấy sẽ là xu hướng chính trong chiến lược đầu tư của Nhật Bản trong vòng một thập kỷ tới”.

‘ Tập đoàn đồ uống Nhật Bản Suntory kỳ vọng vào thị trường Đông Nam Á. Ảnh: dddn

Nhưng có điều, Nhật Bản không phải là duy nhất để ý đến thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc cũng đã bắt đầu tỏ rõ ý định đầu tư vào đây khi chi phí nhân công ngày một tăng cao, thậm chí cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới cũng tuyên bố sẽ không bỏ qua bất cứ cơ hội đầu tư nào vào Đông Nam Á. Vậy là cuộc chiến tay ba của 3 quốc gia mạnh nhất về kinh tế đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Ông Micheal Every nhận định: “Khi mà cả ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ cùng đầu tư vào thị trường, Đông Nam Á sẽ bị xẻ ra nhiều phần. Nhưng tôi hy vọng sẽ không diễn ra một cuộc chiến đầu tư, tôi tin cả ba nước này, một khi đã quyết định đầu tư một cách bài bản thì sẽ giúp Đông Nam Á đi lên. Họ sẽ chi tiền xây dựng nhà xưởng, cơ sở vật chất và thậm chí còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương”.

Nhiều chuyên gia tỏ ra khá lo lắng cho tương lai của Đông Nam Á khi có quá nhiều cường quốc tham gia cuộc chơi đầu tư. Nhưng một số khác cho rằng, điều đó cũng chẳng sao cả, bởi cạnh tranh đầu tư càng cao, thì người được lợi nhất lại chính là các quốc gia Đông Nam Á.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước