Doanh nghiệp Việt khó làm kinh tế sáng tạo

Quỳnh Như-Thứ tư, ngày 28/08/2013 13:00 GMT+7

 Năm 2012, Việt Nam xếp hạng thứ 76/141 quốc gia về chỉ số đổi mới toàn cầu. Con số này ngày càng sụt giảm so với các năm trước.

Tại hội nghị thường niên Vietnam CEO summit năm 2013 với chủ đề “Kinh tế sáng tạo: Đổi mới để để thành công” vừa qua tại TP.HCM, các chủ doanh nghiệp, chuyên gia bàn luận sâu về những ý tưởng, giải pháp đổi mới và sáng tạo, nhất là đổi mới về sản phẩm dịch vụ, định vị thương hiệu, công thức thành công một doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp chia sẻ, họ đang đối mặt với những khó khăn mà từ đó khó có thể làm kinh tế sáng tạo. Thứ nhất, chế độ tiền lương thấp khiến người giỏi khó có thể ở lại và theo chân các tập đoàn đa quốc gia với mức lương cao hơn. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang có dấu hiệu thực hiện các hoạt động chuyển giá trong sản xuất kinh doanh. Thứ ba, doanh nghiệp bị khống chế mức chi phí dành cho hoạt động marketing truyền thông.

‘ Đầu tư thích hợp tạo môi trường sáng tạo trong doanh nghiệp (Ảnh: VTV News)

Theo Chủ tịch của Trung Nguyên, cạnh tranh là một cuộc chiến toàn diện đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, Nhà nước và người tiêu dùng.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên cho rằng: “Điều đáng lo ngại lại nằm ở các doanh nghiệp đa quốc gia đang khống chế vùng nguyên liệu của chúng ta. Nếu để điều đó diễn ra thì sau này Việt Nam không thể thực hiện được bất cứ chiến lược nào".

Theo các chuyên gia, Việt Nam đi sau nên hoàn toàn có thể chọn những câu nghệ tối ưu, tuy nhiên lo lắng nhất vẫn là nguồn nhân lực không đủ để đổi mới và sáng tạo.

Ông Lauri Laakso, Cố vấn trưởng chương trình Đối tác – Đổi mới – Sáng tạo cho biết: “Để làm kinh tế sáng tạo, con người là yếu tố chính để thành công. Việc đó thực sự là một bài toán khó cho các doanh nghiệp Việt lúc này và đòi hỏi chúng ta phải có nền giáo dục con người tốt hơn. Tuy nhiên, tôi nghĩ trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, nếu các doanh nghiệp thiếu nhân sự giỏi có thể tìm nguồn từ bên ngoài nhưng sẽ đòi hỏi nhiều vốn và chúng ta phải cân nhắc kỹ về điều đó”.

Không phải vô cớ khi có khá nhiều ý kiến lo ngại làm sao Việt Nam có thể bứt phá khi chúng ta vẫn là quốc gia gia công, lắp ráp, rập khuôn công nghệ của thế giới và xuất khẩu nông sản thô. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, sự sáng tạo không phải điều gì quá cao xa, nó gần gũi ngay trong cuộc sống.

Ngoài ra, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế Việt Nam cần quan sát và so sánh để rút ra những kinh nghiệm trong tăng trưởng kinh tế nhất là thay đổi cấu trúc phát triển ngành sản xuất chủ lực của các nước đi trước. Những sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước