Giải pháp nào để nhãn được mùa không bị mất giá?

VTV Digital-Thứ tư, ngày 28/07/2021 06:24 GMT+7

VTV.vn - Việc tìm cách tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn nhãn trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp buộc các địa phương, doanh nghiệp, nhà vườn phải luôn chủ động.

Nhiều địa phương chủ động tìm cách gỡ khó cho việc tiêu thụ nhãn

Diện tích nhãn toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 19.200 ha, sản lượng ước đạt trên 98.500 tấn, Sơn La đang trở thành vùng nhãn lớn nhất cả nước. Còn tại Hưng Yên, sản lượng nhãn ước đạt khoảng từ 50.000 - 55.000 tấn.

Ngoài ra, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội cũng có hàng chục nghìn ha trồng nhãn. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, theo nhiều địa phương đây là một áp lực không nhỏ. Việc tìm cách tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn nhãn trong thời gian này đang buộc các địa phương, doanh nghiệp, nhà vườn phải hết sức chủ động.

Huyện Sông Mã - nơi tập trung phần lớn sản lượng nhãn của tỉnh Sơn La, theo các hợp tác xã ở đây dự đoán do dịch COVID-19 nhiều thương lái sẽ không về thu mua được, lượng nhãn tươi xuất bán giảm đi.

Giải pháp nào để nhãn được mùa không bị mất giá? - Ảnh 1.

Thu hoạch nhãn. (Ảnh: Báo Nhân dân)

Nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống trên, hợp tác xã này dự kiến đầu tư khoảng 4 tỷ đồng để xây dựng kho lạnh bảo quản nhãn. Cùng với kho lạnh có sức chứa trên 800 tấn nhãn, toàn huyện cũng có khoảng gần 900 lò sấy nhãn, năm nay đầu tư thêm 200 lò xây dựng mới.

Nhờ có các cơ sở trên, năm nay huyện lên kịch bản 70% nhãn đưa vào chế biến, còn lại bán quả tươi và xuất khẩu. Ngoài việc nâng cao năng lực chế biến nhãn, việc đưa nhãn lên thương mại điện tử cũng được một số địa phương chú trọng. Việc bắt tay với trang thương mại điện tử đã được tính đến.

Việc đưa nhãn lên sàn thương mại điện tử cũng là cách làm được kỳ vọng sẽ đưa một loại đặc sản của miền Bắc có thể tới 63 tỉnh. thành trên cả nước, bù đắp phần nào những khó khăn trong xuất khẩu nhãn sang thị trường truyền thống là Trung Quốc.

Doanh nghiệp tìm thêm nhiều thị trường cho nhãn Việt Nam

Như một việc tất yếu, khi gặp khó trong việc xuất khẩu sang thị trường truyền thống, các doanh nghiệp tỏ ra khá năng động khi tìm đến thị trường đang có lợi thế bởi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do FTA.

Năm nay, thị trường EU đang được coi là thị trường tiềm năng của quả nhãn miền Bắc - Việt Nam. Tuy nhiên, không phải dễ để có thể đưa được nhãn vào thị trường này, đặc biệt có thể cạnh tranh với các đối thủ như nhãn của Thái Lan, hay Indonesia.

Giải pháp nào để nhãn được mùa không bị mất giá? - Ảnh 2.

Nhiều địa phương chủ động tìm cách gỡ khó cho việc tiêu thụ nhãn. Ảnh: Dân trí.

Không thuốc diệt cỏ, không phân bón hóa học, đẩy nhanh thu hoạch lên 1 tháng, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hoa Mười, Sông Mã vừa xuất khẩu 3 tấn nhãn đầu tiên sang thị trường EU.

Anh Lường Văn Mười - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hoa Mười, Sông Mã cho biết: "Để có 3 tấn nhãn xuất khẩu sang thị trường EU, chúng tôi tổ chức sản xuất rất nghiêm ngặt".

Một doanh nghiệp cũng cho biết, đã ký hợp đồng thu mua với nhiều nhà vườn với tổng sản lượng 150 tấn nhãn tươi. Nhãn xuất sang EU cũng phải đạt hơn 821 chỉ tiêu về chất lượng theo tiêu chuẩn Global gap.

Mặc dù mới đưa nhãn được vào chuỗi siêu thị của người Việt và người châu Á nhưng theo doanh nghiệp đây là khởi điểm tốt để nhãn Việt Nam có thể tiến xa vào chuỗi siêu thị lớn tại EU.

Nhãn đi EU tuy chưa nhiều nhưng cũng đủ khẳng định về chất lượng, để có thể mở rộng sang thị trường tiềm năng khác. Giá bán lẻ 1kg nhãn lồng Sơn La tới người tiêu dùng châu Âu là 18 Euro, tương đương 490.000 đồng.

Đưa nhãn lồng Hưng Yên ra thị trường thế giới Đưa nhãn lồng Hưng Yên ra thị trường thế giới

VTV.vn -Ngày 15/7, Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Hưng Yên và các bộ, ngành, địa phương tổ chức "Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước