Hàng loạt tên tuổi bán lẻ Mỹ điêu đứng thời gian qua

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 09/04/2018 10:13 GMT+7

Toys “R” - hãng đồ chơi nổi tiếng một thời của Mỹ đã nộp đơn xin phá sản (Ảnh: Reuters)

VTV.vn - Năm 2017 chứng kiến tốc độ gia tăng chưa từng có của các vụ phá sản và đóng cửa trong lĩnh vực bán lẻ ở Mỹ, trong đó có không ít hãng từng là đại gia lớn.

Chỉ tính riêng trong năm 2017, hơn 300 nhà bán lẻ lớn nhỏ trên khắp nước Mỹ đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản với những khoản thua lỗ nặng nề. Nhiều cái tên quen thuộc như hãng đồ gia dụng Radioshack, hãng giày Payless cũng chịu chung số phận này. Sự suy giảm khách hàng ngay cả trong những dịp lễ mua sắm lớn như Black Friday là cú đánh mạnh vào ngành bán lẻ.

Không chỉ các nhà bán lẻ quy mô vừa và nhỏ, các chuỗi siêu thị và trung tâm thương mại hàng đầu cũng không tránh khỏi tình trạng thua lỗ này. JCPenney, Macy hay Kmart cũng đã phải đóng cửa hàng chục trung tâm thương mại của mình trong năm ngoái và số lượng trung tâm thương mại của Mỹ được dự báo sẽ giảm đi 1/5 trong vài năm tới.

Dù sao, đa số các tên tuổi kể trên cũng đã tránh được số phận như của Toys'R'Us - Hãng đồ chơi số 1 nước Mỹ một thời. Toys'R'Us đã phải đóng cửa hoặc bán toàn bộ các cửa hàng của mình tại Mỹ sau khi phá sản. Thủ phạm mà nhiều chuyên gia đã chỉ ra về kết cục của Toys'R'Us và nhiều nhà bán lẻ khác chính là các công ty kinh doanh trực tuyến.

Sự thay đổi thói quen tiêu dùng cùng với sự bùng nổ của phương thức mua sắm trực tuyến đang khiến cho ngành bán lẻ truyền thống ở Mỹ gặp nhiều khó khăn. Để cạnh tranh với bán hàng trực tuyến, các nhà bán lẻ truyền thống ở Mỹ đang nỗ lực đang dạng hóa sản phẩm, đưa ra mức giá hấp dẫn, tối ưu hóa dịch vụ và sự tiện lợi cho khách hàng. 

Các "ông lớn" trong ngành bán lẻ tuyền thống ở Mỹ như Costco hay Walmart luôn tự tin rằng mình có thể đem đến cho khách hàng những sản phẩm với mức giá tốt mà Amazon hay các hãng bán hàng trực tuyến khác không đấu lại được. Một số cửa hàng đã xây dựng trang web riêng để phát triển mảng kinh doanh trực tuyến song song với hình thức bán hàng truyền thống. 

Hiện các hãng bán lẻ truyền thống đang hướng đến việc đem lại cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm thú vị mà các hãng bán hàng trực tuyến không làm được. Còn gì thú vị hơn khi vừa mua sắm đồ hiệu đắt tiền vừa được thưởng thức một ly champagne ở cửa hàng Louis Vuitton. Hay khi mua giày ở cửa hàng Nike khách hàng có thể nhận được lời tư vấn của nhân viên bán hàng về kiểu giày phù hợp với từng loại dáng người và từng loại trang phục.

Mô hình bán lẻ kiểu mới lên ngôi Mô hình bán lẻ kiểu mới lên ngôi

VTV.vn - Bán lẻ kiểu mới là sự kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ dữ liệu.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước