Mỹ chính thức xem xét đơn phá sản của thành phố Detroit

Lại Hoa -Thứ ba, ngày 29/10/2013 11:32 GMT+7

 Ngày 28/10, Tòa án Liên bang Mỹ chính thức mở phiên tòa xét xử để đi đến quyết định có cho Detroit phá sản hay không.

Hàng nghìn người dân Detroit đã tập trung trước Tòa án trung tâm. Với biểu ngữ trên tay, họ hy vọng chính quyền liên bang sẽ lắng nghe những lời khẩn cầu và xem xét quyền lợi của họ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng liên quan đến lợi ích của các chủ nợ, các ngân hàng.

Ông Louie Bennett, người dân ở Detroit nói: “Chúng tôi chỉ muốn ai đó lắng nghe chúng tôi, thế là đủ rồi”.

Đã một thời, được làm công dân của Detroit là niềm tự hào của Bennet, của vợ ông và bao người dân Mỹ. Cuộc sống tốt, phúc lợi xã hội tốt, an ninh đảm bảo. Thế nhưng giờ đây mọi chuyện đã thay đổi, họ đã trở thành những người túng quẫn như bao công dân thành phố này.

“Nhiều người đã phải dùng đến thuốc hỗ trợ thần kinh để vượt qua cơn khủng hoảng của thành phố. Tôi sợ một ngày mình cũng phải làm điều đó”, ông Louie Bennet, người dân nói.

Bennet cùng nhiều người dân hiểu rằng, những hy sinh của họ vào thời điểm này cho thành phố là cần thiết, nhưng các nhà lãnh đạo ít ra cũng cần phải tìm một cách khả dĩ hơn, ít ra là không được cắt tiền trợ cấp thất nghiệp, lương hưu, bảo hiểm hay các dịch vụ xã hội cần thiết nếu thành phố có phá sản hay không.

‘ Cảnh hoang tàn ở thành phố từng là cái nôi của nền công nghiệp ôtô Mỹ. Ảnh: Lao động

Theo báo Người bảo vệ của Mỹ, Công đoàn và các quỹ lương hưu, những chủ nợ chính của Detroit cáo buộc chính quyền thành phố đã không họp bàn và xin ý kiến họ về kế hoạch phá sản. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, ông Kenvy Orr, Giám đốc xử lý tình trạng khẩn cấp của Detroit đã lên một kế hoạch phá sản hoàn hảo trước khi hội đàm với các chủ nợ này, đồng nghĩa với việc không đếm xỉa gì tới ích hợp pháp của người dân thành phố.

Công đoàn và các quỹ lương hưu cũng cáo buộc chính quyền thành phố đã không cố gắng hết sức để trả nợ. Thay vào đó, họ viện cớ lấy lý do ngân sách cạn kiệt, quỹ lương hưu trống rỗng để không trả lương, đóng tiền bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ xã hội đối với nhân viên.

Công đoàn và các quỹ lương hưu đã một mực từ chối đơn xin phá sản của chính quyền thành phố, bởi đơn giản phá sản cũng đồng nghĩa với 9 tỷ USD là các khoản tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm của những người về hưu, công nhân viên chức, lính cứu hỏa, cảnh sát, cả những khoản hứa hẹn ngọt ngào về bảo hiểm y tế, hưu trí sẽ tan biến thành mây khói. 30.000 người có thể sẽ trắng tay, phá sản có thể cứu được thành phố khỏi vỡ nợ, nhưng lại đẩy hàng chục nghìn người dân vào cảnh bần cùng.

Và nguyên nhân thứ hai theo nhiều chuyên gia, chính quyền thành phố đã không đưa ra một kịch bản tái kiến thiết thành phố “khả thi” nếu đơn phá sản được thông qua. Mấu chốt của vấn đề là tiền, là nguồn hỗ trợ tài chính. Detroit lấy đâu ra nguồn tài chính để kiến thiết thành phố khi mà các chủ nợ đã mất niềm tin, trong khi đó, nguồn hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền liên bang cũng có hạn.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước