Nghịch lý hàng nội giá thành cao

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 18/09/2018 11:02 GMT+7

Ảnh minh họa: VGP

VTV.vn - Khó cạnh tranh do giá thành cao dẫn đến thất thủ ngay trên sân nhà có vẻ như một nghịch lý tại Việt Nam, một quốc gia vốn có thế mạnh về nông nghiệp - nông sản.

Một chiếc ống hút thân thiện với môi trường được làm 100% bằng nguyên liệu tự nhiên từ một loại cỏ bàng mọc hoang dã ở một vùng quê tỉnh Long An. Nhiều người có thể nghĩ ngay tới một ý tưởng khởi nghiệp với doanh thu bạc tỷ nhưng mọi thứ không dễ dàng như vậy.

Trả lời Thời báo Kinh doanh số ra hôm nay (18/9), ông Trần Minh Tiến, chủ cơ sở sản xuất cho biết mỗi chiếc ống hút thân thiện này có giá tới 600 đồng, tức là gập 10 lần so với ống hút nhựa. Chính điều này khiến sản phẩm thiếu đi sức cạnh tranh. Một trong những lý do khiến giá thành cao như vậy lại nằm trong chi phí trung gian như vận chuyển, bảo quản với 30% tổng giá thành. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ về mức giá của sản phẩm nông sản bị ảnh hưởng bởi chi phí trung gian.

Bên cạnh logistics, vào thời điểm cách đây vài tháng, khi sầu riêng rớt giá xuống dưới 50.000 đồng/kg thì tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ giá vẫn ở mức 160.000 - 200.000 đồng/kg. Hay giá tôm ở Sóc Trăng, nông dân bán ra là 80.000 - 100.000 đồng/kg thì tại các nhà hàng ở TP.HCM, giá vẫn gấp 4 - 5 lần con số này.

Theo tác giả Lê Vinh của Thời báo Kinh doanh, nguyên nhân là do khâu trung gian "ăn dày quá". 

Còn thịt lợn nhập khẩu hàng tháng lên tới hơn 3.200 tấn trong khi lợn nội đang dư thừa. Theo báo Lao động, lợn nội đã thừa lại càng khó cạnh tranh lại được với lợn ngoại khi giá thịt lợn Tây Ban Nha chỉ vào khoảng trên dưới 23.000 đồng/kg, rẻ bằng một nửa thậm chí 1/3 so với lợn trong nước.

Thịt nội thừa nhưng thịt ngoại vẫn nhập số lượng lớn bởi nguyên tắc đơn giản của thị trường là giá rẻ, vốn bỏ ít, thu lãi cao nên các nhà buôn sẽ chọn cách có lợi hơn.

Vậy điều gì có thể thay đổi thực tế nông sản thất thủ ngay trên sân nhà? Câu trả lời là công nghệ, trước tiên là công nghệ trong chính quá trình sản xuất. Theo Bộ NN&PTNT, để cạnh tranh tốt, các doanh nghiệp và các hộ nông dân phải cải tiến cách quản lý, đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng và giảm giá thành.

Ông Don Lam, Tổng giám đốc quỹ đầu tư VinaCapital, cho rằng nếu giảm được chi phí vận tải sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam để gia tăng sức cạnh tranh. Chi phí logistics của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện cao hơn 40% so với các quốc gia trong ASEAN, đây rõ ràng là điều bất hợp lý và nó chỉ có thể giải quyết bằng công nghệ.

Đầu tư công nghệ cao vào logistics tưởng chừng như bài toán nằm ngoài phạm vi nông nghiệp nhưng người sản xuất nào cũng sẽ ủng hộ nếu biết rằng cứ mỗi 1% chi phí vận tải giảm xuống, thị phần lại tăng lên từ 5 - 8%.

Quan điểm của các chuyên gia Ngân hàng thế giới trên Thời báo Kinh doanh cho rằng mục tiêu của tạo thuận lợi thương mại là nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng, giảm chi phí, thủ tục hành chính và ách tắc thương mại. Điều đó không có gì khác là phải ứng dụng công nghệ cao vào không chỉ sản xuất mà vào tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng, từ nông trại cho tới bàn ăn của mỗi gia đình.

Vì sao giá thịt gà, lợn nhập khẩu rẻ hơn so với giá trong nước? Vì sao giá thịt gà, lợn nhập khẩu rẻ hơn so với giá trong nước? Việt Nam nhập hơn 100.000 tấn thịt lợn và gà giá rẻ 6 tháng đầu năm Việt Nam nhập hơn 100.000 tấn thịt lợn và gà giá rẻ 6 tháng đầu năm Giải pháp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Giải pháp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước