Theo ghi nhận tại một doanh nghiệp xuất khẩu tôm, doanh nghiệp này mỗi tháng xuất sang thị trường châu Âu và một số nước Đông Nam Á như Nhật bản, Hàn Quốc khoảng 1.000 tấn tôm thành phẩm nhưng hiện nay, doanh nghiệp này đa số chỉ xuất khẩu tôm thẻ, còn tôm sú lại hoàn toàn vắng bóng.
Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, do chất lượng tôm sú nguyên liệu ngày càng xấu đi, tôm sú bị chích tạp chất nên những lô hàng bị nhiễm vi sinh sẽ bị trả lại, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, tình trạng nguồn nguyên liệu đầu vào có nguy cơ nhiễm bẩn cao, buộc các doanh nghiệp phải hạn chế nhập, thậm chí sản xuất cầm chừng để tránh rủi ro.
Theo các doanh nghiệp, thời gian qua, bằng các biện pháp phân tích từ các thiết bị hiện đại, hầu như 100% nguồn nguyên liệu tôm sú tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà mau đều nhiễm vi sinh và kháng sinh. Đây là hệ quả của tình trạng bơm tạp chất vào tôm.
Theo đại diện phòng kiểm nghiệm Công ty Thủy sản sạch Việt Nam, những con tôm bị chích tạp chất sẽ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh trên 90% như samonela, ecoli, bên cạnh đó, tôm cũng nhiễm kháng sinh loranphenecon từ tay người tiêm chích tôm do sử dụng thuốc bôi da hoặc kem bôi da mà có thành phần kháng sinh.
Cũng theo đại diện phòng kiểm nghiệm Công ty Thủy sản sạch Việt Nam, vì lợi nhuận, các đại lý thu mua tôm thường bơm các loại như như aga, gelepin hoặc CMC vào tôm, nhằm thu lợi bất chính.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!