Nỗ lực hạ nhiệt giá cước vận chuyển hỗ trợ xuất khẩu

VTV Digital-Thứ tư, ngày 10/07/2024 15:45 GMT+7

VTV.vn - Mặc dù đơn hàng dồi dào nhưng doanh nghiệp Việt lại phải đối mặt với thách thức khi giá cước vận tải tăng cao.

Theo VCCI, giá cước vận tải đã tăng hơn 100% so với cuối năm 2023. Thực tế này đã ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp tập trung thị trường châu Âu, châu Mỹ. Nhiều giải pháp đã được triển khai để tối ưu hoá chi phí vận chuyển.

Các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã chứng kiến lượng đơn đặt hàng dồi dào đến cuối năm tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc. Nỗi lo lúc này lại đến từ giá cước vận chuyển. Theo phản ánh của doanh nghiệp, cước vận tải biển đi một số các thị trường xa như Mỹ, EU tăng lên 7.000 - 8.000 USD/container, trong khi tháng trước đó, cước phí này chỉ bằng một nửa.

Chi phí logistics gắn liền với vận tải biển kết nối Việt Nam, Đông Nam Á sang châu Âu hay Bờ Đông, Bờ Tây nước Mỹ hiện nay đã lên cao rất nhiều, ngang bằng giai đoạn COVID-19, vì vậy các doanh nghiệp logistic hiện nay cũng đang phải gấp rút lên nhiều phương án vận tải.

Ông Lê Quang Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistic Việt Nam cho biết: "Cần thu xếp được kế hoạch giao hàng điều chỉnh phù hợp, thu xếp vỏ công rỗng và đảm bảo nhu cầu sản xuất. Từ nay đến 6 tháng cuối năm, theo đánh giá hiện nay giá cước đã đến mức đỉnh và các hãng tàu đang cố gắng điều chỉnh giảm nhẹ".

Nỗ lực hạ nhiệt giá cước vận chuyển hỗ trợ xuất khẩu - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: splash247)

Bộ Công Thương cũng cho biết, bên cạnh giá cước vận chuyển thì phụ phí cũng là vấn đề cần quan tâm. Các hãng tàu cũng cần có chính sách phù hợp với từng ngành hàng xuất khẩu, từng đơn hàng để cân nhắc áp dụng phí phù hợp.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: "Việc tăng phụ phí phải cẩn trọng và xem xét tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đưa khoản phí đó vào khuôn khổ có thể gia tăng trong từng trường hợp, không ở mức quá cao, quá vô lý, để mức có thể chấp nhận được với từng chủ hàng".

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần đàm phán hợp đồng kỹ lưỡng với các nhà nhập khẩu, tiết giảm chi phí sản xuất, chuyển đổi theo hướng sản có giá trị gia tăng hơn và đa dạng hóa thị trường gần trong ngắn hạn phù hợp với tình hình vận tải.

Giá cước vận tải biển tăng thẳng đứng Giá cước vận tải biển tăng thẳng đứng

VTV.vn - Trong thời gian ngắn, giá cước vận tải biển bất ngờ tăng vọt khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao và đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp vượt khó.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước