Phân phối, bán lẻ dược phẩm: Giới đầu tư ấp ủ nhiều tham vọng

Trường Chinh (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ hai, ngày 14/08/2017 11:45 GMT+7

VTV.vn -DN sản xuất dược chạy đua mở rộng hệ thống phân phối; DN bán lẻ từng bước chen chân vào thị trường; khối DN ngoại với tiềm lực tài chính, sẵn sàng chi tiền thâu tóm DN nội.

Mới đây, thông tin doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ là Thế giới di động đang ý kiến cổ đông nâng ngân sách mua bán, sáp nhập lên đến 2.500 tỷ đồng với tham vọng thâu tóm một chuỗi dược phẩm đã một lần nữa chứng minh mảng thị trường bán lẻ, phân phối dược phẩm tại Việt Nam đang trở nên hấp dẫn, được giới đầu tư ấp ủ nhiều tham vọng.

Nếu như so sánh chuỗi dược phẩm giống chuỗi siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, những nhà thuốc đơn lẻ cũng giống như các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ. Tuy nhiên, trái với xu thế đầu tư ồ ạt theo số lượng của nhà đầu tư ngoại vào các chuỗi siêu thị mini những năm gần đây, nhà đầu tư vào chuỗi dược phẩm lại thận trọng hơn. Không chỉ vì dược là mặt hàng buôn bán có điều kiện mà thói quen tiêu dùng của người Việt hiện nghiêng hẳn về phía các nhà thuốc đơn lẻ.

5 năm trở lại đây, thị trường chứng kiến sự mở rộng quy mô của hàng loạt các chuỗi bán lẻ dược theo hướng bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, theo tổ chức nghiên cứu Business Monitor International, tổng thị phần của các chuỗi này chiếm chưa tới 5%. 95% còn lại đang nằm trong tay hơn 50.000 nhà thuốc đơn lẻ.

Chính vì miếng bánh bán lẻ dược phân mảnh quá nhiều nên khối doanh nghiệp chi phối miếng bánh lại là các doanh nghiệp sản xuất dược. Một số doanh nghiệp có hệ thống phân phối trải ra hơn 50% số nhà thuốc đơn lẻ.

Các doanh nghiệp sản xuất nội cũng không mấy khó khăn làm chủ 2 kênh phân phối còn lại là bệnh viện và phòng mạch tư nhân vốn từ lâu đã được hưởng ưu đãi từ chính sách khi doanh nghiệp nội phân phối qua các kênh này. Vì vậy, giới đầu tư nước ngoài khi muốn nhảy vào thị trường dược Việt Nam cũng rất dễ lựa chọn thông qua các hình thức mua bán, sáp nhập với doanh nghiệp dược nội.

Việc khối ngoại hiện diện ngày càng nhiều vào thị trường dược phẩm là tất yếu bởi xu hướng ngày càng mở của chính sách. Ví như đã có doanh nghiệp dược đầu ngành được đồng ý chủ trương mở tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100%.

Trong khi đó, miếng bánh thị trường đang ngày càng lớn, hiện đạt 4.7 tỷ USD và được dự báo tiếp tục tăng trưởng hai con số đến năm 2023.

Cơ quan Điều tiết Dược phẩm châu Âu sẽ chuyển đến quốc gia nào sau Brexit? Cơ quan Điều tiết Dược phẩm châu Âu sẽ chuyển đến quốc gia nào sau Brexit? Khuyến khích doanh nghiệp dược phẩm châu Âu đầu tư vào Việt Nam Khuyến khích doanh nghiệp dược phẩm châu Âu đầu tư vào Việt Nam 'Đại gia' dược phẩm Pfizer chi 14 tỷ USD thâu tóm Medivation "Đại gia" dược phẩm Pfizer chi 14 tỷ USD thâu tóm Medivation

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước