Tây Nguyên chuyển đổi trồng cây ăn quả thay cây công nghiệp

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 10/07/2020 21:45 GMT+7

VTV.vn - Những năm trở lại đây, nhiều địa phương ở Tây Nguyên đang chuyển sang trồng cây ăn quả trong bối cảnh hàng loạt cây công nghiệp liên tục xuống giá.

Khu vực Tây Nguyên với 5 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 2,4 triệu ha, gần tương đương với diện tích đất nông nghiệp của cả vùng ĐBSCL, chủ yếu là đất bazan màu mỡ. Về khí hậu, với độ cao từ 600 - 1.500m so với mực nước biển, Tây Nguyên được ví như một chiếc điều hòa nhiệt độ khổng lồ. Biên độ nhiệt lớn giữa ngày và đêm được xem là lý tưởng để phát triển cây ăn quả.

Ở đồng bằng, cây chanh leo chỉ cho năng suất 10 tấn/ha, trong khi ở Tây Nguyên, cây chanh leo có thể cho năng suất lên tới 40 tấn/ha với chất lượng cao hơn. Đó là một trong những lý do khiến 5 năm trở lại đây, nhiều địa phương ở Tây Nguyên đang phát triển mạnh cây ăn quả, nhất là trong bối cảnh hàng loạt cây công nghiệp như: cao su, hồ tiêu, mía, sắn... liên tục xuống giá.

Tây Nguyên chuyển đổi trồng cây ăn quả thay cây công nghiệp - Ảnh 1.

Nhiều địa phương ở Tây Nguyên đang phát triển mạnh cây ăn quả.

Tính đến đầu năm nay, diện tích cây ăn quả của Tây Nguyên khoảng 74.000 ha. Sầu riêng và bơ là những cây trồng chủ lực do hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, diện tích sầu riêng là khoảng 22,7 nghìn ha, chiếm hơn 1/3 diện tích sầu riêng cả nước. Cây bơ đạt 15,5 nghìn ha, chiếm hơn 3/4 diện tích cả nước.

Chanh leo cũng đang trở thành cây chủ lực ở Tây Nguyên khi diện tích tăng rất nhanh với khoảng 7.500 ha, chiếm 30% diện tích chanh leo cả nước.

Việc mở rộng diện tích các loại cây ăn quả đang diễn ra khá nóng và hầu hết đều vượt quy hoạch của các địa phương. Trong khi đó, đầu ra cho cây ăn quả vẫn đang là bài toán khó, khi nông dân vẫn chủ yếu bán quả tươi cho thương lái. Các nhà máy chế biến rau quả quy mô công nghiệp ở khu vực này chỉ đếm trên đầu ngón tay và tập trung chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng.

Tây Nguyên chuyển đổi trồng cây ăn quả thay cây công nghiệp - Ảnh 2.

Sầu riêng là cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên do hiệu quả kinh tế cao.

Theo quy hoạch, diện tích bơ của tỉnh Đắk Nông năm 2020 là khoảng 1.200 ha, nhưng hiện nay đã tăng gấp 2,5 lần. Tại tỉnh Đắk Lắk, sầu riêng và bơ đều vượt quy hoạch hơn 1.000 ha mỗi loại. Chỉ riêng chanh leo trong 4 năm qua, diện tích đã tăng 7 lần. Không thể phủ nhận những lợi thế về đất đai, khí hậu Tây Nguyên đang có khi chuyển từ cây công nghiệp sang cây ăn quả, tuy nhiên, tại nhiều địa phương định hướng này đang vấp phải những khó khăn.

Đề án phát triển cây ăn quả cho vùng Tây Nguyên đang được xây dựng với trọng tâm là phát triển giống, quy trình canh tác chuẩn quốc tế và kêu gọi DN làm đầu tàu dẫn dắt. Tuy nhiên, để cây ăn quả tạo được bước đột phá, logistics nông sản hay thủy lợi cho cây ăn quả ở Tây Nguyên cần được tính toán. Bởi nếu được đầu tư bài bản, nhiều DN khẳng định, chỉ một tỉnh ở Tây Nguyên cũng có thể cung cấp nguồn nguyên liệu rau quả tương đương với cả vùng ĐBSCL.

Nhiều vườn cây ăn quả tại Cần Thơ mở cửa đón khách tham quan Nhiều vườn cây ăn quả tại Cần Thơ mở cửa đón khách tham quan

VTV.vn - Vào thời điểm này, các nhà vườn tại TP Cần Thơ đang vào mùa trái cây, đây cũng là lúc nhiều vườn mở cửa đón khách trở lại sau thời gian đóng cửa vì dịch COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước