Không chỉ là câu chuyện của cái tên riêng nào, toàn ngành bán lẻ đang bấp bênh giữa những trở ngại lớn.
Đóng cửa toàn bộ 11 cửa hàng tại Mỹ, cuộc chia tay sau 10 năm gắn bó để lại cho Topshop là khoản nợ 179 triệu USD.
Thương hiệu thời trang bình dân Anh đã phải chứng kiến doanh số tại Mỹ không đạt kỳ vọng trong một thời gian dài. Ở nơi đất khách không yên mà nơi quê nhà cũng không ổn. 23 cửa hàng Topshop tại xứ xở xương mù cũng mù mịt trong viễn cảnh sập tiệm.
Không riêng gì Topshop, kết quả kinh doanh của nhiều nhà bán lẻ may mặc giảm gần 1/5 trong quý đầu năm, theo Retail Metrics. Số lượng cửa hàng đóng cửa tiếp tục tăng cao. Chưa qua nửa năm mà đã hơn 7.000 cửa hàng tại Mỹ sập tiệm, tiến gần hơn con số kỷ lục của năm 2017. Nguyên nhân sự suy giảm này một phần nằm ở cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Bà Dana Telsey, Nhà phân tích bán lẻ C.J.Lawrence cho rằng: "Mức thuế bổ sung 25% đối hàng tiêu dùng như quần áo và giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ đẩy các nhà bán lẻ vào khó khăn hơn. Họ phải chia sẻ một phần chi phí gia tăng với nhà sản xuất".
Sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng bán lẻ trực tuyến như Amazon cũng đang gây sức ép lên các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Không chỉ Topshop hay Forever 21, rất nhiều bách hóa lớn trên toàn cầu như Sears tại Mỹ hay Debenhams tại Anh đã phải tuyên bố sẽ đóng cửa hàng chục cửa hàng dưới sức ép từ thương mại trực tuyến.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!