TPP - Cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam

Quang Minh-Thứ năm, ngày 12/09/2013 16:59 GMT+7

 WTO hay TPP là cơ hội của Việt Nam trên một sân chơi rộng lớn hơn, cởi mở hơn nhưng có tận dụng được cơ hội hay không lại phụ thuộc vào nội lực của nền kinh tế.

6 năm sau khi gia nhập sân chơi toàn cầu WTO, Việt Nam lại đứng trước một sân chơi mới, quy mô nhỏ hơn nhưng tác động lại được đánh giá là lớn hơn, sâu rộng hơn và thách thức hơn đó là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

‘ TPP - Không gian kinh tế lớn chiếm 40% GDP và 1/3 thương mại toàn cầu

Đến thời điểm này chỉ có 12 nước vành đai Thái Bình Dương tham gia, nhưng trong đó lại có những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada, TPP giờ đây đã trở thành không gian kinh tế rộng lớn chiếm tới 40% GDP và 1/3 thương mại toàn cầu.

Không chỉ hấp dẫn về quy mô, TPP với độ phủ rất rộng và những cam kết mở cửa rất sâu, đang được kỳ vọng sẽ trở thành 1 cơ hội không thể tốt hơn cho nền kinh tế Việt Nam trong việc bổ sung những nguồn lực mới trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong 12 nước của TPP một khi TPP có hiệu lực.

Bày tỏ quan điểm về đánh giá này, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW cho rằng: "Trong nhiều nghiên cứu định lượng, Việt Nam được coi là một trong những nước hưởng lợi ích rất lớn của TPP. Theo đánh giá của GS Pietri, nếu các nước khác có lợi khoảng 1-2% GDP từ TPP, thì con số này ở Việt Nam vào khoảng 5% GDP" riêng Việt Nam có thể quanh con số là 5%. Tuy nhiên, tất cả đánh giá định lượng của Việt Nam đều đánh giá thấp tác động lên thương mại và đầu tư".

Tất cả các vấn đề đều đang trong quá trình đàm phán và 12 nước thành viên đang hy vọng, đàm phán sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Theo ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán TPP, đàm phán TPP rộng hơn WTO, trong đó có những lĩnh vực Việt Nam chưa từng đàm phán.

"Nếu như đàm phán WTO chúng ta chủ yếu đàm phán về thị trường hàng hóa, dịch vụ và một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thì TPP rộng hơn nhiều trong đó nhiều vấn đề chúng ta chưa đàm phán bao giờ như Chính phủ, lao động, mua sắm, môi trường, doanh nghiệp Nhà nước..." - Ông Khánh cho biết.

Đâu sẽ là những nội dung đàm phán của Việt Nam, Việt Nam sẽ được hưởng những lợi ích gì từ TPP và đâu là những thách thức khi tham gia Hiệp định được đánh giá là Hiệp định thương mại của thế kỷ 21 này.

Đây sẽ là nội dung được đề cập trong chương trình Đối thoại chính sách với sự tham gia trao đổi của ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ công thương, Trưởng đoàn đàm phán TPP và ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW.

‘ Ông Trần Quốc Khánh (trái) và ông Võ Trí Thành (phải) trong cuộc trao đổi

Sau đây là nội dung chi tiết:

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước