‘ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Ảnh: VTV News)
Các ngân hàng Trung Quốc vừa trải qua "cơn khát" tiền mặt lớn nhất trong vòng 1 thập kỷ. Đỉnh điểm là những ngày cuối tháng 6 khi tình trạng thiếu thanh khoản, khan tiền mặt cực điểm đã khiến lãi suất cho vay liên ngân hàng tăng lên mức kỷ lục: gần 30%.
Diễn biến này xảy ra ngay sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc từ chối "bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính như một đòn trừng phạt nhằm vào các ngân hàng chạy đua tăng trưởng tín dụng "nóng" và tham gia hoạt động tín dụng "đen".
Tình trạng "bong bóng" tín dụng đã trở lại và thành nguy cơ lớn đối với hệ thống tài chính Trung Quốc sau khi nước này tung ra gói kích thích kinh tế khổng lồ năm 2009, nhằm khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Sau một thời kỳ đầu tư tràn lan, thả lỏng tín dụng để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng nóng, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với những bất ổn tài chính, nhất là khi Trung Quốc đang phải trải qua quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, từ chú trọng đầu tư vào xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa.
‘ TS Cấn Văn Lực (phải) trong cuộc trao đổi với phóng viên VTV (Ảnh: VTV News)
Những bất ổn này liệu tác động thế nào đến nỗ lực cải cách kinh tế của Trung Quốc? Bắc Kinh sẽ phải làm gì để cân bằng giữa mục tiêu kiềm chế bùng nổ tín dụng với tăng trưởng kinh tế khi mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng trưởng chậm lại?
Câu hỏi là Trung Quốc sẽ có tác động như thế nào đến bức tranh kinh tế khu vực và thế giới? Câu hỏi này được đưa ra phân tích trong chương trình Tạp chí kinh tế cuối tuần với sự tham gia bình luận của khách mời là TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng.
Sau đây là nội dung chi tiết: