Trung Quốc sẽ mạnh hơn hay yếu đi trong trật tự kinh tế thế giới mới hậu COVID-19?

Huệ Anh-Thứ tư, ngày 20/05/2020 09:56 GMT+7

VTV.vn - Hậu COVID-19, Trung Quốc sẽ suy yếu hay thay thế Mỹ trở thành "nhân vật chính" trong trật tự kinh tế thế giới mới.

Việc Mỹ đang dần trở nên nhỏ bé trong hệ điều hành của nền tài chính thế giới đã trở thành cơ hội "béo bở" để Trung Quốc nắm bắt. Cuộc chiến tranh thương mại của hai siêu cường quốc nhằm ngăn chặn lẫn nhau trong vũ trụ tài chính, càng khiến người ta tin hơn vào một cuộc "nổi dậy" của nền kinh tế đứng đầu Châu Á này.

Làn sóng lan rộng của dịch COVID-19, cùng những lo ngại về vai trò thống trị "lung lay" của Mỹ trước sự trỗi dậy mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, khiến các nhà kinh tế thế giới đặt ra câu hỏi: Liệu một trật tự tân chính trị và kinh tế mới có xảy ra?

Liệu kinh tế toàn cầu có nên đặt cược vào nỗ lực tái cấu trúc tài chính của Trung Quốc, thông qua làn sóng trỗi dậy mạnh mẽ của hai gã khổng lồ công nghệ kỹ thuật số Alipay của Ant Financial và WePay của Tencent hay không? Bởi đây được coi là "hai vòi bạch tuộc" quan trọng trong cuộc chiến dành vị trí thống trị ngành Công nghiệp thanh toán di động của Trung Quốc, "hút" gần 50% thị phần toàn cầu về thanh toán kỹ thuật số.

Trong đó, nền tảng Alipay hiện nắm giữ thị phần nhỏ trong "miếng bánh" ví kĩ thuật số ở 9 quốc gia Châu Á khi siêu ứng dụng này bước chân ra toàn cầu. Áp lực lãi suất thấp cùng chi phí cố định cao buộc các ngân hàng Châu Á "di chuyển lên mây" – nơi Alibaba cung cấp tới 1/5 hạ tầng. Quy mô được cho là lớn hơn cả hai đối thủ Amazon và Microsoft kết hợp lại.

Trung Quốc sẽ mạnh hơn hay yếu đi trong trật tự kinh tế thế giới mới hậu COVID-19? - Ảnh 1.

Alibaba và Tencent - Hai gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc

Cũng như cuộc chiến không hồi kết của Coca và Pepsi hay DC và Marvel, Trung Quốc luôn tồn tại sự cạnh tranh dành vị trí "ông trùm" giữa Alipay và Tencent với tham vọng lấn chiếm lĩnh vực của đối thủ. Theo một nghiên cứu của Bernstein, hai "ông lớn" fintech này đều tăng trưởng 30% mỗi năm, đưa hình thức thanh toán phi tiếp xúc trở thành tiêu chuẩn của một quốc gia "ngay cả nhà tù cũng không dùng tiền mặt". Alibaba và Tencent đi tiên phong trong lĩnh vực thanh toán số, hiện chiếm 90% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường thanh toán qua smartphone, với quy mô lên tới 17.000 tỷ USD.

Bên cạnh đó, kỳ lân fintech OneConnect – "con đẻ" của công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc Ping An Insurance – cũng đang trong cuộc chiến) nhằm lật đổ các gã khổng lồ tài chính tại Hoa Kỳ. OneConnect, với mục tiêu đưa blockchain vào các dịch vụ tài chính truyền thống và mở rộng quy mô ra khắp châu Á, được coi là bộ não nhân tạo của các công ty tài chính mong muốn được số hóa. Cùng với Alipay và WePay, OneConnect được coi là điểm sáng của Trung Quốc trong cuộc đua trở thành "bá chủ" nền kinh tế thế giới.

Trung Quốc sẽ mạnh hơn hay yếu đi trong trật tự kinh tế thế giới mới hậu COVID-19? - Ảnh 2.

Kỳ lân fintech OneConnect được coi là điểm sáng của fintech Trung Quốc

Trung Quốc được cho là đã khôn ngoan hơn trong việc lấp đầy khoảng trống lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế mà Mỹ để lại. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt này giữa Trung Quốc và Mỹ đẩy các bên "lao lực" đối đầu nhau, thay vì dập tắt cuộc khủng hoảng sức khỏe do dịch COVID-19 gây ra. Vị trí dẫn đầu digital coins của Trung Quốc với hơn 120 bằng phát minh liên quan đến đồng tiền số quốc gia, càng dấy lên những lo ngại trong giới chính trị Mỹ, rằng Washington đang đối mặt với mối nguy lớn bị suy thoái vị trí trên thị trường tài chính.

Trung Quốc sẽ mạnh hơn hay yếu đi trong trật tự kinh tế thế giới mới hậu COVID-19? - Ảnh 3.

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) phát hành đồng tiền số riêng

Áp lực trước khối lượng giao dịch khổng lồ buộc các ông lớn công nghệ ứng dụng tự động hóa và máy học, thúc đẩy sự lên ngôi của ngân hàng số phản ứng nhanh. Ngân hàng trực tuyến WeBank của Tencent tiên phong trong cuộc cách mạng số, tháo gỡ "nút thắt" tín dụng kìm hãm nền kinh tế lớn nhất châu Á trong nhiều thập kỷ.

WeBank hiện cũng hướng đến mục tiêu xây dựng nền tảng nguồn mở cho các ngân hàng nước ngoài. Thế giới đã thực sự "ngỡ ngàng" trước sự tăng trưởng nhanh chóng của hệ thống ngân hàng số tại Trung Quốc, thêm "bàng hoàng" khi sự bùng nổ công nghệ tài chính biến Trung Quốc thành thị trường lớn nhất về thanh toán điện tử.

Trung Quốc sẽ mạnh hơn hay yếu đi trong trật tự kinh tế thế giới mới hậu COVID-19? - Ảnh 4.

Ngân hàng trực tuyến WeBank của Tencent tiên phong trong cuộc cách mạng số

Dịch COVID-19 dường như là đôi cánh trợ lực cho Trung Quốc, trong bối cảnh các ngân hàng trên toàn thế giới tìm đến tiền điện tử như một "chiếc phao cứu sinh". Với tham vọng trở thành bá chủ công nghệ, sở hữu nhân tố "làm thay đổi cuộc chơi" mang tên đồng Nhân dân tệ kĩ thuật số,

Trung Quốc thực tế đã dẫn đầu nền kinh tế toàn cầu nếu xét theo tiêu chuẩn sức mua tương đương (Purchasing Power Parity). Vậy nên, việc đặt cược của nền tài chính thế giới vào Trung Quốc có thể sẽ là một hướng đi "sinh lời" của các nền kinh tế trong tương lai.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước