Các chuyên gia chỉ ra rất nhiều nguyên nhân, nhưng hãy cùng lại nhìn dưới góc độ về những bước tiến của các mặt hàng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Một ví dụ đơn giản để hiểu thể nào là chuỗi giá trị toàn cầu. Đó là, một chiếc áo được thiết kế ở trung tâm thời trang Paris, vải Trung Quốc, phụ liệu làm tại Ấn Đô, và may đo ở Việt Nam. Chuỗi giá trị toàn cầu nhằm kết hợp lợi thế riêng của mỗi doanh nghiệp/ quốc gia trong từng công đoạn để tạo ra một sản phẩm có nhiều ưu điểm nhất.
Theo đó, một đoàn cán bộ Việt Nam đi công tác sang Nhật vào siêu thị để mua áo Nhật nhưng khi xem kỹ thấy là hàng "Made in Vietnam". Áo chất lượng rất tốt nhưng: thị trường Việt không có loại áo đó, toàn bộ sản phẩm làm ra tại Việt Nam được ông chủ đầu tư chuyển về Nhật Bản.
Ước tính khoảng 90% doanh nghiệp may mặc của Việt Nam tham gia vào khâu này của chuỗi giá trị dưới hình thức gia công. Chính vì thế, sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất đi nhiều nơi, Việt Nam có tên trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng giá trị thu về rất thấp. Thời báo Kinh tế cho rằng: Việt Nam vẫn đang ở vị trí "đáy".
Trong khi đó, câu chuyện bứt phá của rau quả lại có nhiều điểm thú vị. Quả vải được đóng hộp - chiếu xạ trước khi vào Australia, quả chuối được ngâm khử khuẩn trước khi đi Nhật. Đó chính là bởi khi trái cây của chúng ta đã tiến thêm 1 bậc thang nữa trong 3 công đoạn của chuỗi giá trị nông sản: không chỉ sản xuất, thu mua như trước kia mà đã sơ chế và bảo quản.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!