30 năm trước, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, một bộ luật quốc tế dành cho đối tượng nhỏ tuổi và dễ tổn thương nhất trong xã hội.
Kể từ đó đến nay, Công ước về quyền trẻ em là văn kiện quyền con người được phê chuẩn nhanh nhất và nhiều nhất trong lịch sử. Hiện công ước đã có 196 quốc gia phê chuẩn và trở thành quốc gia thành viên của công ước này, trong đó, Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và cũng là quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn.
Với 54 tư điều Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em có một số nguyên tắc xuyên suốt bao gồm: Không phân biệt đối xử, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; trẻ em có quyền được sống, sống còn và phát triển; ý kiến của trẻ em phải được tôn trọng; trẻ em được tự do bày tỏ ý kiến.
Công ước chứa đựng những ý tưởng sâu sắc rằng trẻ em không chỉ là một con người bé nhỏ thuộc về cha mẹ, hoặc người lớn trong quá trình trưởng thành. Hơn hết các em là con người, là cá nhân với những quyền riêng của mình.
30 năm sau ngày Công ước được thông qua, cuộc sống của hàng triệu trẻ em đã được cải thiện thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên như: Hiện thực hóa các quyền của trẻ em vào luật pháp quốc gia, thanh lập các cơ quan liên ngành để thực hiện quyền trẻ em, xây dựng các chương trình hành động vì trẻ em…
30 năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được thực hiện như thế nào? Đâu là những thách thức mới để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong kỷ nguyên số?
Những câu hỏi này phần nào sẽ được trả lời trong chương trình Sự kiện và Bình luận ngày 16/11.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!