Đốt vàng mã càng nhiều càng đi ngược lại tinh thần truyền thống

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 24/02/2018 12:46 GMT+7

VTV.vn - Đây là nhận định của PGS.TS Trần Lâm Biền về hủ tục đốt vàng mã lãng phí hiện nay.

Gần 8000 lễ hội được tổ chức trong năm, theo đó, trung bình người Việt có 22 lễ hội mỗi ngày và 90% là lễ hội dân gian. Bên cạnh những khía cạnh tích cực, tốt đẹp vốn có trong lễ hội cổ truyền, những lễ hội này cũng còn không ít bất cập. Nhiều người đi lễ cầu may kéo theo sự xa xỉ, lãng phí. Một số lễ hội làng, xã được nâng tầm quy mô như một sự ganh đua cho bằng thiên hạ, gây tốn kém. Đây cũng là chủ đề được bàn luận trong chương trình Sự kiện và Bình luận tuần này với hai khách mời TS. Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế và PGS.TS Trần Lâm Biền – Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian.

Theo TS Vũ Đình Ánh, con số lễ hội tại Việt Nam quá nhiều, tập trung chủ yếu vào tháng đầu năm. Trong khi, phần lớn những người làm trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ có xuất phát từ nông thôn. Do đó, tác phong làm việc bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tập tục còn để lại do sự phát triển nông thôn. Hệ quả là không ít doanh nghiệp dở khóc dở cười lo lắng việc tuyển lao động sau Tết. Đó cũng là lý do thị trường lao động Việt Nam khó bắt nhịp ngay từ những ngày đầu năm.

"Việc phát triển lễ hội là phong tục chứa đựng khá nhiều bản sắc dân tộc, nhiều điểm cần gìn giữ, duy trì và phát huy. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhìn thấy những yếu tố không cần thiết, hoang phí, lạm dụng vào dịp lễ hội khi người người ta bỏ ra một số tiền không nhỏ vào những thứ không cần thiết như lễ thể hiện nhiều sự hoang phí hay hủ tục đốt vàng mã mà như chúng ta nói là đem tiền thật đổi tiền giả đốt đi. Việc đó không chỉ lãng phí cho bản thân người thực hiện lễ mà còn là lãng phí nguồn lực xã hội", TS Vũ Đình Ánh cho biết.

Một câu chuyện quen thuộc về sự lãng phí trong lễ hội được nhắc tới trong nhiều năm qua là đốt vàng mã. PGS.TS Trần Lâm Biền nhận định hiện tượng đốt vàng mã hiện nay không phải truyền thống. "Truyền thống của chúng ta là sự hòa giữa tổ tiên, thần linh và con người. Đến với đình chùa, con người sống hòa với thiên nhiên vũ trụ, hòa với thần linh,coi thần linh là chân lý. Đem vàng mã theo lối trần tục để hối lộ thần linh, để làm những nghi thức theo kiểu tốt lễ dễ kêu thì không có thần linh nào ủng hộ. Đốt vàng mã càng nhiều thì có nghĩa càng đi ngược lại tinh thần truyền thống", PGS.TS Trần Lâm Biền nói.

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị các Phật tử nên loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Điều này đã nhận được sự ủng hộ của hai khách mời trong chương trình Sự kiện và Bình luận.

Vì sao cần hạn chế tiến tới loại bỏ tục đốt vàng mã? Vì sao cần hạn chế tiến tới loại bỏ tục đốt vàng mã?

VTV.vn - Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị loại bỏ việc đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự phật giáo.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước