Vừa qua, chương trình Trái tim cho em đã có buổi livestream trao đổi trực tiếp với các bác sỹ tại bệnh viện Tim Hà Nội. Theo TS. BS Nguyễn Sinh Hiền, PGĐ Bệnh viện Tim Hà Nội, bệnh tim bẩm sinh APSO là dị tật phức tạp nhưng hầu hết bệnh nhân có thể được phẫu thuật thành công và có được cuộc sống khỏe mạnh bình thường, tỷ lệ thành công khi phẫu thuật bệnh này đạt đến 95%.
APSO là bệnh thiểu sản hệ mạch phổi kèm thông liên thất, bệnh phức tạp. Bình thường có động mạch đưa máu từ tim lên phổi, trao đổi oxy. Bệnh này bệnh nhân không có động mạch phổi, không có van đmp mà có những mạch bất thường đi ra từ đmc để cấp máu cho phổi. Ngoài ra còn có những lỗ thông trong tim.
Tùy theo mức độ thiểu sản của hệ thống mạch phổi mà chia ra thành bốn tuýp khác nhau:
Tuýp 1: Có thân đmp , có 2 nhánh đmp , không có van đmp.
Tuýp 2: Không có thân đmp, có 2 nhánh đmp, cấp máu qua ống động mạc.
Tuýp 3: Phổi được cung cấp máu nhờ những động mạch thông nối (bàng hệ) từ hệ động mạch chủ qua. Có một chút 2 nhánh đmp.
Tuýp 4: phổi được cung cấp hoàn toàn bằng những động mạch bàng hệ.
Mỗi năm, có 5% trong tổng số trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh và trung bình mỗi năm bệnh viện mổ 30 – 50 ca APSO.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh APSO là tím, đặc biệt là lúc gắng sức, khóc, bú. Có một số trường hợp biểu hiện tím không rõ rệt, chỉ tím khi quấy khóc nhiều. Khi có các dấu hiệu này, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sỹ
Ngày nay, với trình độ và máy móc hiện đại, Việc chẩn đoán không có nhiều khó khăn, có thể phát hiện từ trong thời kỳ bào thai với tỷ lệ chính xác 100 %.
Trong điều trị bệnh này, mổ mở là phương pháp duy nhất mới sửa chữa triệt để. Thời điểm tốt nhất để phẫu thuật là từ 3 - 12 tháng. Trong những trường hợp đưa quá nhiều máu lên phổi, tuần hoàn bàng hệ quá lớn xuất phát từ động mạch chủ thì phải phẫu thuật sớm từ 3 tháng tuổi, gom các nhánh tránh mạch phổi tắc nghẽn, tăng áp lực phổi cố định.
Bệnh nhân đến muộn sau một tuổi thì phải thăm dò, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thông tim để biết kháng lực phổi có còn đảm bảo cho cuộc mổ không, nếu quá chỉ định thì không mổ.
Với đặc điểm của bệnh APSO là không có thân và van đmp nên phẫu thuật lần đầu là gomcác nhanh tuần hoàn phụ để đổ về một thân chính. Lần 2 là sửa toàn bộ (sau 6tháng, 1 hay 2 năm, khi các nhánh mạch phát triển tốt, đủ để cung cấp máu cho nhu mô phổi), mở 1 đường từ tim lên phổi, ghép ống van vào, đóng lỗ thông liên thất. Khi trẻ lớn lên, ống không lớn lên, sau 10 – 15 năm phải phẫu thuật lại để thay ống cho phù hợp, thời điểm phẫu thuật là tùy vào sự phát triển của trẻ.
Trên thế giới kỹ thuật phẫu thuật APSO phát triển từ những năm 90, ở Việt Nam mới phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ thành công tăng dần theo thời gian. Hiện tại tỷ lệ thành công lên đến 90 – 95%. Đây là một bệnh có thể chữa được.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!