Khát vọng giữ nghề ở làng cói Nga Sơn trong đại dịch COVID-19

Thảo Vi-Thứ năm, ngày 30/07/2020 06:08 GMT+7

VTV.vn - Từ gần 500 hộ làm chiếu cói, do sự ảnh hưởng nghiệm trọng đến cuộc sống và kinh tế của COVID-19 xã Nga Tiến, hiện nay chỉ còn gần 100 hộ còn làm nghề.

Làng nghề cói Nga Sơn, mảnh đất không chỉ kể cho chúng ta về những huyền tích ngàn năm, về truyền thống hào hùng của dân tộc, mà ở đó còn có những nhịp sống bình dị, những khát vọng vượt khó, vươn lên, giữ nghề truyền thống.

Khi phát triển du lịch là định hướng phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh Thanh Hóa, Nga Sơn có nghề cói truyền thống được xem là một tiềm năng lớn, cung cấp các sản phẩm cho du lịch, xuất nhập khẩu, tạo công ăn việc làm, đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Khát vọng giữ nghề ở làng cói Nga Sơn trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Nhiều năm qua, người dân Nga Sơn và các huyện lân cận đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ chính quyền địa phương, đặc biệt là của doanh nghiệp đã tổ chức những lớp đào tạo, nâng cao tay nghề làm cói. Không chỉ dừng lại ở chiếu cói, cói còn được làm thành túi xách, mũ, đồ lưu niệm và nhiều vật dụng thiết yếu, đẹp mắt… sản phẩm đa dạng, giúp cói Nga Sơn dễ dàng tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế.

Ông Phạm Ngọc Luyến, Chủ tịch UBND xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, để giữ gìn phát triển nghề truyền thống là trăn trở của địa phương. Trước mắt, xã Nga Sơn có chủ trương hỗ trợ nhân dân giữ diện tích cói, cơ chế hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp để có cơ hội mở rộng thị trường. Chúng tôi mong muốn rằng trong những năm tới sẽ có định hướng để phát triển du lịch gắn với sản phẩm truyền thống, biến Nga Tiến thành địa điểm du lịch".

Khát vọng giữ nghề ở làng cói Nga Sơn trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2019, do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 đầu ra của sản phẩm cói phục vụ du lịch và xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Từ gần 500 hộ làm chiếu cói, xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn hiện nay chỉ còn gần 100 hộ còn làm nghề. Nhiều chính sách hỗ trợ, định hướng để người dân đa dạng hóa sản phẩm từ cói, mở rộng thị trường với sự chung tay của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn đã được triển khai rộng rãi.

Với gia đình ông Tý ở xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn, nghề làm chiếu cói tuy có vất vả nhưng thực sự có ý nghĩa. Ông Tý và người dân nơi đây luôn tự hào với bề dày hơn 50 năm tồn tại và phát triển.

Một nắng, hai sương, sợi cói phải trải qua nhiều công đoạn, từ trồng cấy, thu hoạch, tước chẻ và đặc biệt phải phơi qua 3 nắng mới có thể đưa vào đánh sợi để dệt, đan thành chiếu và các sản phẩm thủ công. Bất kể ngày hay đêm, đâu đó tại các thôn làng ở xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, những âm thanh của tiếng máy đánh sợi, tiếng khung dệt cói.

Khát vọng giữ nghề ở làng cói Nga Sơn trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Không chỉ là một ước mơ, với sự chung tay của chính quyền, cộng đồng và mọi người dân, nghề cói đã đứng trước con đường phát triển với những cơ hội mới và còn không ít khó khăn. Ở đó, còn là khát vọng giữ nghề, phát triển nghề truyền thống của những người dân trên mảnh đất Nga Sơn - những người con sinh ra và lớn lên trong hương cói quê hương.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước