Châu Âu chạy đua lấp đầy kho dự trữ khí đốt

Anh Phương (Phóng viên THVN tại Trung Đông)-Chủ nhật, ngày 10/07/2022 06:35 GMT+7

Một cơ sở lưu trữ khí đốt từ đường ống Nord Stream 1 ở Lubmin, Đức hồi đầu tháng 3. Ảnh: Reuters.

VTV.vn - Đây là hoạt động nhằm chuẩn bị trước cho một mùa đông khắc nghiệt, trong bối cảnh căng thẳng với Nga vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Một trong những niềm hy vọng đang được châu Âu gửi gắm chính là Qatar. Nước này hiện đang đồng sở hữu, chia sẻ khai thác với Iran mỏ khí đốt lớn nhất thế giới. Nhưng liệu Qatar có thể mang lại lời giải gì cho bài toán khí đốt tại châu Âu?

Ngay cả trong giai đoạn chiến tranh lạnh thì nhiều nước châu Âu vẫn phải nhập khẩu khí đốt từ Moscow. Vậy nên mục tiêu được EU mới đây đặt ra, tới cuối năm 2022 giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, tiến tới đến năm 2027, cắt đứt hoàn toàn phụ thuộc vào Moscow, đang đặt phương Tây trước bài toán an ninh năng lượng khó khăn nhất từ trước tới nay.

Nhiều nước châu Âu hiện đang hướng về Qatar. Báo Bưu điện Jerusalem cho biết, Qatar đang hướng đến trở thành nhà xuất khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới. Vậy nhưng trang báo cũng chỉ ra, EU khó có thể tìm thấy lời giải từ Qatar để thay thế lượng khí đốt đang nhập từ Nga. Hiện hầu hết sản lượng khí đốt xuất khẩu của Qatar đều đã có những hợp đồng dài hạn với các khách hàng châu Á. Vậy nên giờ nếu châu Âu muốn mua, thì sẽ phải trả những phụ phí để Qatar bồi thường cho việc phá vỡ các hợp đồng trước đây.

Hiện châu Âu cũng đang nhập khẩu khí hóa lỏng từ Mỹ, nhưng vận chuyển từ Mỹ thì chi phí sẽ bị đội lên cao. Qatar là sự lựa chọn hợp lý hơn nhiều, nhưng tình huống giờ đây, nếu châu Âu muốn mua khí đốt từ Qatar, họ sẽ còn phải đáp ứng một loạt cam kết khác.

Châu Âu chạy đua lấp đầy kho dự trữ khí đốt - Ảnh 1.

Mức độ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu của EU.

Theo đó Qatar đòi hỏi EU phải ký các hợp đồng mua khí đốt với thời hạn ít nhất 20 năm. Qatar lo ngại châu Âu sẽ quay trở lại với các nguồn khí đốt rẻ hơn từ Nga, một khi quan hệ với Moscow cải thiện. Đến lúc đó, Qatar vừa đánh mất khách hàng châu Á. Chưa nói đến việc họ còn phải đầu tư, nhằm nâng sản lượng bán cho châu Âu, sau này châu Âu không mua nữa thì sẽ biết bán cho ai.

Nhưng nhưng hợp đồng đến 20 năm thì là điều Liên minh châu Âu không hề muốn. Mục tiêu của các nước này là các nguồn năng lượng sạch, họ không muốn bị bó buộc vào khí đốt. EU chỉ muốn nhập về phục vụ trước mắt, trong thời kỳ quá độ mà thôi.

Một giải pháp được châu Âu lựa chọn lúc này là sẽ hợp tác đầu tư, góp vốn để Qatar mở rộng sản lượng tại các mỏ khí đốt của mình.

Như Shell mới đây đã cùng với Total Energies, Eni hay Exxon Mobil đầu tư, góp vốn vào dự án trị giá 29 tỷ USD của Qatar để tăng sản lượng khai thác mỏ khí đốt lớn nhất thế giới tại nước này. Mục tiêu đến năm 2027 sẽ có thể tăng gần gấp rưỡi sản lượng khí hóa lỏng của Qatar. Nhưng bước đi này cũng được nhấn mạnh sẽ không thể giải quyết gì cho cơn khát khí đốt của châu Âu trước năm 2026.

Tốc độ dự trữ khí đốt của châu Âu giảm mạnh Tốc độ dự trữ khí đốt của châu Âu giảm mạnh Châu Âu sử dụng khí đốt dự trữ Châu Âu sử dụng khí đốt dự trữ EU lên kế hoạch tăng cường dự trữ khí đốt EU lên kế hoạch tăng cường dự trữ khí đốt

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước