Tại vườn thú Vinpearl Safari Phú Quốc.
Nhiều loài động thực vật sẽ khiến dịch bệnh ít hơn
Một ví dụ được chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế thế giới chỉ ra, đó là tại những khu vực có đa dạng sinh học cao, thiên nhiên được bảo vệ, có tỷ lệ nhiễm bệnh Lyme và sốt rét thấp hơn.
Cũng cần phải nói thêm là 60% các bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ động vật và 70% các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Khi các hoạt động của con người xâm lấn vào thế giới tự nhiên, thông qua nạn phá rừng và đô thị hóa, hệ sinh thái suy giảm. Kết quả là, các loài động vật sống trong các khu vực gần nhau hơn và gần với nơi sinh sống của con người hơn, tạo điều kiện lý tưởng cho sự lây lan của dịch bệnh.
(Nguồn: Chuyên trang Chính sách, Pháp luật Tài nguyên và Môi trường)
Và đa dạng sinh học cũng là nguồn cung cấp dược liệu. Ví dụ như 25% lượng thuốc được sử dụng trong y học hiện đại có nguồn gốc từ thực vật trong các rừng nhiệt đới, 70% thuốc điều trị ung thư là sản phẩm tự nhiên hoặc tổng hợp từ thiên nhiên. Điều này có nghĩa là mỗi khi một loài tuyệt chủng, chúng ta bỏ lỡ một loại thuốc mới tiềm năng.
Virus Corona chỉ là bước cảnh báo về một cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu
Nhà báo Thomas Friedman - Tạp chí New York Times, người từng đoạt giải báo chí danh giá Pulitzer và là tác giả nhiều bài báo, cuốn sách về môi trường, trong đó có cuốn "Nóng, Phẳng, Chật - Tại sao thế giới cần cách mạng xanh và làm thế nào chúng ta thay đổi được tương lai", đã chia sẻ về những bài học có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng COVID-19 trong việc bảo vệ hệ sinh thái và ứng phó với một cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu trong tương lai.
Sau khi phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong công cuộc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. (Nguồn: Tin Môi trường)
"Con người đã xâm phạm hệ sinh thái, đã giết hại các con thú ăn thịt bậc cao, chẳng hạn để lấy sừng tê giác hay lông hổ. Do đó, hệ sinh thái bị mất cân bằng, chỉ còn lại những loài bậc trung như dơi, chuột hay khỉ và các loài linh trưởng khác mặc sức sinh sôi".
"Cứ tiếp tục như thế, những loài như dơi, chuột và khỉ sẽ xâm nhập môi trường sống của con người, vào các khu chợ, chúng mang theo virus mà lẽ ra chỉ phát triển trong môi trường hoang dã, thì nay len lỏi vào thế giới con người. Chúng ta cần rất thận trọng, không nên tiếp tục làm như thế nữa".
Nhà báo Thomas Friedman chỉ rõ, virus Corona chỉ là một bước cảnh báo về một cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu mà sự tàn phá sẽ lớn hơn nhiều.
Thứ nhất, virus thì có đỉnh dịch chứ biến đổi khí hậu thì không. Nếu băng ở Greenland tan chảy, nếu băng ở Bắc cực tan chảy, nước biển sẽ dâng, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng và sự thay đổi đó sẽ là vĩnh viễn, chứ không phải lập đỉnh rồi đi xuống.
Thứ hai, không có miễn dịch cộng đồng trước biến đổi khí hậu. Sẽ chỉ có sự hủy hoại không có hồi kết đối với cộng đồng.
Và cuối cùng, quan trọng nhất, chúng ta đều biết vaccine cho biến đổi khí hậu, đó là giảm lượng khí thải CO2 là giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C. Vì vậy, cần coi virus Corona là một lời cảnh báo, để chúng ta có cách ứng phó mang tính tập thể và trên phạm vi toàn cầu với biến đổi khí hậu, để thế giới không phải đối mặt đại dịch đó.
Bài học bảo vệ hệ sinh thái từ nhà báo Thomas Friedman
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!