Nhân viên y tế tiến hành khử trùng tại Sân vận động Đại học tại Mexico, ngày 11/8. Ảnh: EPA
Mỹ vẫn đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với 7,7 triệu ca và 216 nghìn người tử vong, tiếp sau Mỹ là Ấn Độ 6,8 triệu ca, và Brazil 5 triệu ca. Nhiều quốc gia đang ghi nhận số ca mắc và tử vong tăng nhanh mỗi ngày như Nga, Mexico, Ấn Độ hay Indonesia.
Châu Á hiện có tổng cộng 11.330.747 ca nhiễm và 205.558 ca tử vong do COVID-19. Tại khu vực Đông Nam Á, Bộ Y tế Indonesia thông báo nước này đã ghi nhận thêm 4.538 ca mắc COVID-19 và 98 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca mắc bệnh và tử vong lên lần lượt là 315.714 ca và 11.472 ca. Hiện Indonesia là quốc gia có số ca tử vong cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Phó Chủ tịch Hạ viện (DPR) Indonesia, ông Azis Syamsuddin, xác nhận đã có 18 hạ nghị sĩ nước này mắc COVID-19.
Các nền kinh tế đang phát triển của châu Á vẫn liên tục mang tới cơ hội để hàng triệu người trẻ phấn đấu vượt qua cha mẹ của họ trong nhiều thập kỷ qua. Ảnh: Reuters
Bộ Y tế cho biết Malaysia đã ghi nhận thêm 489 ca mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 13.993 ca. Số ca tử vong vẫn giữ nguyên ở mức 141 ca. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ismail Sabri Yaakob thông báo sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế tại 3 huyện ở bang Sabah, 1 huyện ở bang Selangor sau khi những khu vực này ban bố cảnh báo đỏ để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Trong 24 giờ qua, Philippines đã ghi nhận thêm 2.825 ca mắc COVID-19 và 60 trường hợp tử vong. Hiện tổng số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này lần lượt là 329.637 và 5.925. Philippines hiện vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Tại Thái Lan, Bộ Nội vụ đã ra lệnh siết chặt biên giới an ninh để khống chế dịch. Thái Lan hiện có tổng cộng 3.615 ca nhiễm và 59 ca tử vong do COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ, ngày 28/9/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Iran, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất ở Trung Đông, Bộ Y tế cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 239 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại đây lên 27.658 ca. Số ca nhiễm tại Iran đã tăng thêm 4.019 ca lên 483.844 ca.
Cùng ngày, Hàn Quốc đã ghi nhận số ca mắc mới tăng trở lại mức trên 100 ca, sau khi ghi nhận mức tăng dưới 100 ca trong 6 ngày liên tiếp. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này có thêm 114 ca mắc, trong đó 94 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc lên 24.353 ca. Số ca tử vong đã tăng thêm 3 ca lên 425 ca. Giới chức y tế cảnh báo số ca mắc tại Hàn Quốc có nguy cơ gia tăng sau kỳ nghỉ lễ Trung thu (Chuseok) kéo dài từ ngày 30/9 đến ngày 4/10 vừa qua.
Những người không đeo khẩu trang chụp ảnh trước đài phun nước Trevi ở Rome, Italy, hôm 19/8. Ảnh: Reuters.
Tại châu Âu, tình hình dịch bệnh đang ngày càng trở nên phức tạp khi nhiều quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất theo ngày, như Ukraine, Czech, Bulgaria, Ba Lan, Hà Lan. Theo trang worldometers.info, châu Âu hiện có tổng cộng 5.561.111 ca nhiễm và 227.299 ca tử vong do COVID-19.
Ngày 7/10, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông báo gia hạn tình trạng khẩn cấp do COVID-19 đến cuối tháng 1 năm sau. Chính phủ Italy cũng đã ban hành quyết định bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Sắc lệnh mới có hiệu lực từ ngày hôm nay và kéo dài trong 30 ngày.
Các biện pháp giãn cách xã hội như giữ khoảng cách 1 mét, đeo khẩu trang ở các tòa nhà công cộng, hay cấm tụ tập đông người cũng vẫn được duy trì. Những người vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh có thể bị phạt tiền từ 400-1.000 euro.
Tại Bỉ, nhà chức trách có kế hoạch siết chặt các biện pháp phòng dịch vào cuối tuần này, theo đó cấm mọi hoạt động tụ tập có trên 4 người tham gia. Bỉ hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên tổng số dân cao nhất trên thế giới, với hơn 10.000 ca tử vong trên 11 triệu dân và số ca mắc COVID-19 trung bình mỗi ngày hiện ở mức trên 2.300 ca.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!