EU cán mốc tiêm 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19

Ban Thời sự/TTXVN-Thứ tư, ngày 19/05/2021 06:52 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Tại Liên minh châu Âu (EU), tính đến sáng 19/5, ít nhất 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm cho người dân.

Cột mốc quan trọng này chứng tỏ, EU sẽ có thể đạt mục tiêu tiêm đủ vaccine COVID-19 cho 70% người trưởng thành, tức là khoảng 255 triệu người trên tổng số 448 triệu dân, vào cuối tháng 7 tới.

Ít nhất 53 triệu người, tương đương 11,8 % dân số EU, đã được tiêm đủ số liều vaccine theo chỉ định, trong đó đủ 2 liều vaccine của các hãng BioNTech-Pfizer, Moderna và AstraZeneca và hay loại 1 liều duy nhất của hãng Johnson & Johnson.

Xét về tỷ lệ dân số tiêm chủng, Malta đứng đầu bảng xếp hạng của EU với 32,5% dân số đã được tiêm phòng đầy đủ, trong khi Bulgaria mới chỉ tiêm chủng cho 6,1% dân số. Trong số các nước lớn, Đức đã tiêm đầy đủ vaccine cho 11,1% dân số, Pháp là 13,5%, Italy là 14,6% và Tây Ban Nha là 15,4%.

Theo AFP, tính trên toàn cầu, các nước đã tiêm 1,5 tỷ liều vaccine. Israel đã tiêm phòng đủ hai liều vaccine cho 59% dân số, con số này ở Mỹ là 35% và ở Anh là 30%.

Trong một diễn biến khác, Áo đã trở thành quốc gia châu Âu thứ 3 thông báo ngừng sử dụng vaccine của hãng AstraZeneca trong chương trình tiêm chủng đại trà vì các vấn đề về phân phối. Trước đó, Na Uy và Đan Mạch đã đưa ra quyết định tương tự sau khi ghi nhận một số ca xuất hiện tình trạng huyết khối sau tiêm.

EU cán mốc tiêm 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 - Ảnh 1.

Làn sóng lây nhiễm COVID-19 có chiều hướng giảm dần tại hầu hết các nước thành viên EU. (Ảnh: AP)

Phát biểu trên kênh truyền hình tư nhân Puls 24 vào tối 17/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Áo Wolfgang Mueckstein cho biết, nước này có thể tiếp tục tiêm mũi thứ nhất bằng vaccine của hãng AstraZeneca đến đầu tháng 6 và sau đó sẽ không có vaccine. Theo Bộ trưởng Mueckstein, những người đã được tiêm mũi thứ nhất của vaccine AstraZeneca sẽ được tiêm nốt mũi thứ hai, nhưng các nhà chức trách sẽ quyết định loại vaccine thay thế trong trường hợp tiêm nhắc lại. Đến nay, 1/3 người dân Áo đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine.

Ủy ban châu Âu (EC) đang kiện tập đoàn AstraZeneca vì không giao hàng triệu liều vaccine theo đúng hợp đồng.

Làn sóng lây nhiễm virus SARS-Cov-2 có chiều hướng giảm dần tại hầu hết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Một số nước EU tiếp tục dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch với hy vọng có thể sớm khởi động lại "ngành công nghiệp không khói" sau thời gian dài tê liệt vì đại dịch.

Tuy nhiên, theo Cao ủy châu Âu về thị trường nội khối, ngành du lịch châu Âu sẽ cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Mặc dù đã được dỡ bỏ nhiều biện pháp hạn chế và sẽ có thẻ y tế châu Âu làm "giấy thông hành" an toàn kể từ nửa cuối tháng 6 nhưng số lượng người dân châu Âu đi du lịch nước ngoài chưa tăng mạnh ngay trong những tuần tới.

Ủy ban châu Âu đã công bố Chiến lược mới về phương pháp điều trị. Nội dung chiến lược bao gồm việc phát triển các nghiên cứu, sản xuất, phân phối các loại thuốc, dược phẩm và trang thiết bị y tế để chống lại sự lây nhiễm của đại dịch trong năm 2021. Theo đại diện của Ủy ban châu Âu, trong lộ trình triển khai chiến lược mới về phương pháp điều trị COVID-19, các cơ quan y tế của EU sẽ công bố 3 phương pháp điều trị mới vào tháng 10/2021, đồng thời cho phép sản xuất và lưu hành 2 loại thuốc đặc trị COVID-19 vào cuối năm nay.

Châu Âu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế, thu hút du khách trở lại Châu Âu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế, thu hút du khách trở lại

VTV.vn - Một số nước EU tiếp tục dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch với hy vọng có thể sớm khởi động lại "ngành công nghiệp không khói" sau thời gian dài tê liệt vì đại dịch.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước