Người phản đối Brexit cầm biển "Tôi không rời đi" sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 24/6. (Ảnh: Reuters)
Theo đó, đến 17h ngày 25/6, đã có hơn 1 triệu người tại Anh đăng ký trưng cầu lần 2.
Trang web kiến nghị lên Quốc hội Anh đã có lúc bị nghẽn vì có quá nhiều người vào đăng ký cùng lúc. Số người ký tên đến từ mọi vùng trên lãnh thổ Vương quốc Anh.
Báo chí Anh cho hay, sau khi chọn để rời EU, người dân Anh mới vội vàng đi tra Google xem EU là gì? Kết quả tìm kiếm phổ biến nhất ở Anh trong những ngày qua. Theo thống kê chính thức của Google, xếp đầu tiên là câu hỏi "Rời EU có nghĩa là như thế nào", tiếp ngay sau đó là những câu như: "EU là gì","EU gồm những quốc gia nào" và "Điều gì xảy ra tiếp theo?". Nhưng câu hỏi lớn nhất trong đầu rất nhiều người dân Anh bây giờ đó là "Tại sao mình lại làm như thế?"
Trên BBC, một cử tri Anh tên là Adam nói rằng anh ta sốc khi biết hóa ra người dân nước mình bỏ phiếu để rời khỏi EU. Adam cho biết: “Tôi không nghĩ rằng điều này có thể xảy ra, tôi cũng không nghĩ rằng lá phiếu của mình gây ra nhiều hậu quả như thế bởi vì tôi cứ ngỡ là chúng tôi đi bầu để ở lại”.
Từ sân bay Manchester (Anh), một cử tri khác xưng là Mandy, nói với ITV news rằng cô ấy thất vọng với lựa chọn của mình.
“Sáng nay, tôi thức dậy và những gì đang diễn ra đã khiến tôi chán nản, giá mà tôi có cơ hội được bỏ phiếu lần nữa, tôi sẽ bỏ phiếu ở lại”, Mandy nói.
Theo quy định, chỉ cần hội đủ 100.000 chữ ký, trong vòng 1 năm, Quốc hội Anh sẽ phải đưa ra tranh luận vấn đề được người dân kiến nghị.
Hiện đã có hơn 1 triệu người ký tên yêu cầu Chính phủ thực thi quy định “nếu số phiếu chọn ở lại hoặc rời EU thấp hơn 60% và số cử tri đi bầu thấp hơn 75% thì phải tổ chức trưng cầu dân ý lần 2”.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!