"Muôn hình vạn trạng" vấn nạn phát sinh sau 1 năm đại dịch hoành hành trên thế giới

Chuyển động 24h-Thứ sáu, ngày 12/03/2021 13:13 GMT+7

VTV.vn - Cách đây 1 năm, WHO chính thức công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Từ đây, hàng loạt bê bối, vấn nạn đã phát sinh cùng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Trong tuần qua, câu chuyện bê bối nhận hối lộ trong thương vụ mua sắm khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Đức trở nên rất nổi bật, 2 nghị sĩ Nikolas Loebel của đảng CDU và Georg Nuesslein thuộc Liên minh Xã hội Kito giáo Bayern (CSU) đã phải từ chức.

Khi các trang thiết bị bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của con người trước đại dịch COVID-19 trở nên khan hiếm, tình trạng tham nhũng ở cấp quản lý nhà nước tại các quốc gia dễ dàng xảy ra. Tổ chức Nemexis của Đức đưa ra thống kê cho thấy, các vụ điều tra tham nhũng liên quan tới COVID-19 đang diễn ra ở 58 quốc gia trên thế giới. Cũng trong thống kê trên, có tới 22% tổng số quốc gia ghi nhận tình trạng hối lộ, ví dụ nhân viên y tế yêu cầu được nhận tiền để tiến hành ưu tiên xét nghiệm hoặc điều trị COVID-19.

Lòng tham của con người đã khiến tình trạng tham nhũng liên quan tới dịch COVID-19 xảy ra ở cả các quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh cho tới các quốc gia đang phát triển. Tại Nam Phi, Chính phủ nước này đã đưa ra cảnh báo về vấn nạn tham nhũng vì vaccine COVID-19. Chính phủ Nam Phi được cảnh báo, nếu các biện pháp nghiêm ngặt hơn không được áp dụng, việc triển khai vaccine COVID-19 có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc thành lập các tòa án chuyên trách để xử lý những công ty bị cáo buộc có hoạt động tham nhũng cũng đã được khuyến nghị.

Muôn hình vạn trạng vấn nạn phát sinh sau 1 năm đại dịch hoành hành trên thế giới - Ảnh 1.

Hàng loạt bê bối đã diễn ra sau 1 năm đại dịch hoành hành trên thế giới. (Ảnh minh họa: AP)

Có thể nói, những tham nhũng, sai phạm liên quan tới dịch COVID-19 của giới chức các quốc gia có "muôn hình vạn trạng". Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc đảm bảo một chương trình tiêm chủng khẩn trương, an toàn và công bằng là rất cần thiết để có thể sớm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, những hành vi sai phạm trên lại có thể phá hỏng những nỗ lực chống lại COVID-19.

Theo nghiên cứu của Nemexis, 33% quốc gia ghi nhận những trường hợp tử vong vì COVID-19 là hệ quả gián tiếp hoặc trực tiếp của tham nhũng. Nemexis đưa ra cảnh báo rằng, việc các quốc gia không có cách thức để ngăn chặn tham nhũng liên quan tới đại dịch không chỉ gây tổn thất kinh tế, làm chậm tiến trình chống lại đại dịch mà còn khiến người dân mất niềm tin vào hệ thống quản lý, thậm chí còn có thể dẫn tới những phản ứng tiêu cực như biểu tình, bạo động. Vì vậy, nhà chức trách các quốc gia cần lưu tâm tới vấn đề chống tham nhũng, đưa ra những biện pháp thiết thực để giám sát và minh bạch.

Thế giới đang bị thụt lùi trong lộ trình phục hồi xanh hậu COVID-19 Thế giới đang bị thụt lùi trong lộ trình phục hồi xanh hậu COVID-19 Đại dịch COVID-19 khiến 12 triệu phụ nữ bị gián đoạn tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình Đại dịch COVID-19 khiến 12 triệu phụ nữ bị gián đoạn tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình Tròn 1 năm WHO tuyên bố COVID-19 là 'đại dịch toàn cầu' Tròn 1 năm WHO tuyên bố COVID-19 là "đại dịch toàn cầu"

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước