Ô nhiễm không khí đã góp phần làm giảm tuổi thọ con người. (Ảnh: AP)
Với mức độ tàn phá này, các chuyên gia nhận định, đây chính là tác nhân lớn nhất đe dọa sức khỏe con người. Các nhà khoa học cho rằng, trong khi thế giới đang ráo riết tìm kiếm vaccine để dập đại dịch COVID-19, ô nhiễm không khí tiếp tục khiến hàng tỷ người trên toàn cầu giảm tuổi thọ và ốm yếu hơn. AQLI là chỉ số chuyển đổi ô nhiễm không khí bụi mịn (chủ yếu từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch) thành tác động của nó với sức khỏe con người.
Gần 1/4 dân số thế giới sống tập trung ở 4 quốc gia Nam Á lại nằm trong số những nước ô nhiễm không khí nhiều nhất là Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Người dân ở đây có thể bị giảm tuổi thọ dự kiến tới 5 năm sau khi phải chịu mức độ ô nhiễm không khí cao hơn tới 44% so với 20 năm trước. Tại các nước như Ấn Độ và Bangladesh, ô nhiễm không khí nghiêm trọng tới mức đã tác động làm giảm tuổi thọ dự kiến của người dân tại một số khu vực trong gần một thập kỷ qua.
Khói bốc lên từ vụ cháy tàu USS Bonhomme Richard tại căn cứ hải quân San Diego ngày 12/7/2020. (Ảnh minh họa: AP)
Các chuyên gia còn cảnh báo, chất lượng không khí mà nhiều người đang hàng ngày hít thở có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe hơn so với đại dịch COVID-19. Theo người sáng lập Chỉ số Chất lượng không khí cuộc sống (AQLI) Michael Greenstone, mối đe dọa của đại dịch COVID-19 là nghiêm trọng và hiện nay nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng. Tuy nhiên, nếu vấn đề ô nhiễm không khí cũng nhận được sự quan tâm như vậy, sức khỏe và tuổi thọ của hàng tỷ người trên thế giới sẽ được cải thiện rất nhiều.
Để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ con người, chính phủ các nước cần ưu tiên cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí bằng những chính sách công mạnh mẽ sau khi vượt qua đại dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!